Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mẹ nên biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi như thế nào là tốt chắc hẳn sẽ làm khó nhiều người làm mẹ lần đầu. Để nắm được những lưu ý cần thiết khi chăm sóc trẻ, mẹ có thể tham khảo ngay nội dung bài viết mà Yeutre.vn chia sẻ sau đây.

banner ads

Lần đầu làm mẹ ắt hẳn sẽ có nhiều người luống cuống và khá khó chăn trong việc nuôi con. Bên cạnh đó, chăm con thế nào khoa học và hợp lý để con phát triển cũng luôn là thách thức dành cho mẹ.

mẹ ẵm trẻ sơ sinh trên tay
Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thế nào? - Ảnh Internet

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi qua chế độ dinh dưỡng cho bé

Với trẻ sơ sinh nguồn dinh dưỡng quy giá nhất là nguồn sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có khả năng thay đổi theo nhu cầu sức khỏe của trẻ sơ sinh:

Khi bé trong bụng mẹ và khoảng 5 ngày đầu sau sinh, sữa mẹ ở giai đoạn sữa non có dạng chất đặc dính, màu vàng nhạt, chứa kháng thể, các loại enzym cần thiết, chất đạm phong phú. Sữa non có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, virus. Vì thế mà sữa non còn được gọi là “sữa miễn dịch”.

trẻ sơ sinh nằm bú sữa mẹ
Cho trẻ bú sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ - Ảnh Internet

Từ 5 – 14 ngày sau sinh, sữa được tiết ra khi sữa non hết và trước khi sữa trưởng thành hình thành là sữa chuyển tiếp. Sữa chuyển tiếp này có thành phần gồm hàm lượng chất béo, đường lactose, các vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo: vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K.

Sau 14 ngày sau sinh, sữa mẹ lúc này được gọi là sữa trưởng thành hay sữa già hoặc sữa đủ tuổi. Thành phần gồm 90% là nước giúp cơ thể bé ngậm nước, 10% còn lại là glucid, protein, và chất béo cần thiết cho cả tăng trưởng và năng lượng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi từ nguồn sữa mẹ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất.

cách chăm trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn
Cách chăm trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn - Ảnh Internet

2. Chăm sóc rốn và tắm cho bé

2.1 Chăm sóc rốn cho bé

Sau khi bé vừa chào đời, mẹ nên quan sát rốn bé có bị chảy nước không. Nếu rốn bé khô, mẹ chỉ cần lau rốn bằng nước sinh lý, dung dịch sát trùng và lau khô trước khi băng rốn.

vệ sinh và giữ rốn bé sạch sẽ
Luôn giữ cho rốn trẻ khô ráo - Ảnh Internet

Mẹ vệ sinh rốn sạch sẽ, tránh làm rốn dính bị ướt. Rốn trẻ sẽ tự rụng sau 7 ngày đến một tháng. Tắm tránh nước vào rốn, kiểm tra rốn và thay băng rốn 2 – 3 lần/ ngày cho bé. Sau khi dây rốn của bé đã khô, rụng và lành lại, mẹ có thể tắm bé trong chậu.

2.2 Tắm cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh tắm nhiều khiến da bé bị khô nên bé chỉ cần tắm 2 – 3 lần/ tuần. Các ngày còn lại mẹ có thể lau người bé bằng nước ấm với nhiệt độ nước thích hợp vào khoảng 30 – 40 độ C.

Trước khi tắm cho trẻ , mẹ nên lấy một chiếc khăn bông mềm, thấm nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho bé. Nên lau kĩ vùng mặt, cổ, bàn tay, chân và phải làm sạch bộ phận sinh dục của bé mỗi lần thay tã mới. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đòi hỏi, mẹ cần tỉ mỉ và cẩn thận để chăm sóc cho trẻ.

tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Khi tắm hãy trò chuyện với bé - Ảnh Internet

Sau đây là các bước tắm cho bé:

Bước 1 : Chuẩn bị vật dụng cần thiết như chậu tắm (nên dùng 2 chậu tắm), sữa tắm, khăn tắm, quần áo và tã mới (sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh). Nơi tắm cho trẻ phải kính gió. Cho nước ấm vào khoảng 6cm trong chậu thứ nhất, thử nhiệt độ nước bằng mặt trong của cổ tay

Bước 2 : Nhẹ nhàng thả chân bé vào chậu tắm trước rồi mới từ từ đặt người bé xuống. Một tay đỡ lấy cổ và đầu bé, tay còn lại múc nước dội lên người bé để bé không cảm thấy lạnh. Sử dụng sản phẩm sữa tắm dành cho độ tuổi của bé, cẩn thận tránh làm cay mắt bé và phải phù hợp với da bé.

Bước 3 : Lấy khăn lau sạch phần đầu và tóc bé. Tiếp đến, xả sạch bọt xà phòng trên khăn và dùng nó để làm sạch mặt và mắt bé. Nếu mắt bé đóng ghèn hoặc mũi có gỉ mũi khô cứng, dùng khăn thấm cho chúng mềm một chút rồi mới lau sạch. Phần bộ phận sinh dục cần chú ý lau rửa hàng ngày.

Bước 4 : Tắm qua cho bé thêm một lần nữa bằng nước ấm sạch ở chậu tắm thứ 2 và lau bằng khăn sạch cho bé. Cẩn thận nhấc bé ra khỏi chậu tắm, dùng một tay đỡ cổ và đầu, tay còn lại giữ lấy phần chân bé.

Dùng khăn khô để lau khô cho bé. Nếu bé bị lột da, mẹ có thể sử dụng các loại sữa dưỡng da dịu nhẹ dành cho trẻ sau mỗi lần tắm. Nhanh chóng mặc tã và quần áo cho bé để kết thúc việc tắm cho bé.

3. Một số lưu ý khác trong cách chăm sóc trẻ dưới 1 tháng tuổi

  • Tuyệt đối không để bé một mình mà không có giám sát bé.
  • Tuyệt đối không được để bé lại trong chậu tắm mà nước vòi vẫn đang mở sẽ gây nguy hiểm đối với bé.
trẻ sơ sinh ngước nhìn
Trẻ sơ sinh phải luôn có người giám sát trẻ bên cạnh - Ảnh Internet
  • Đặt bình đun nóng lạnh đến nhiệt độ tối đa là 50 độ C để nếu bé có vô tình ngọ nguậy đụng phải vòi nước nóng thì vẫn không bị bỏng.
  • Xả nước chậu tắm hoàn toàn ngay khi sử dụng xong, rửa sạch chậu.
  • Thay tã thường xuyên cho bé.
  • Tránh làm rốn bé bị ướt trong khi tắm.

Có thể trong vài ngày đầu với những ai làm mẹ lần đầu, đều không khỏi lúng túng, khi chưa có kinh nghiệm trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Nhưng mẹ không nên lo lắng, chỉ qua vài ngày thôi, mẹ sẽ quen dần. Để giúp mẹ nhanh chóng quen với các thao tác chăm con, mẹ hãy ghi chú lại những lưu ý vào trong nhật ký của mình. Như thế mẹ vừa có thể chăm sóc con tốt hơn mỗi ngày, vừa có thêm những khoảnh khắc đầy kỷ niệm của hai mẹ con được ghi chép lại, bằng dạt dào cảm xúc về những ngày đầu hai mẹ con bên nhau nhé. 

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI