Cách phòng tránh và điều trị tiêu chảy cho bà bầu trong mùa nắng nóng

Dù trong thai kỳ mẹ bầu thường phải đối phó với chứng táo bón nhưng mẹ bầu cũng có thể gặp chứng tiêu chảy nếu bị yếu tố vệ sinh thực phẩm hay các vấn đề khác tác động.

banner ads

Tiêu chảy khiến mẹ bầu kiệt sức và ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng của bé rất lớn.

Dưới đây là những thông tin mẹ bầu cần biết để điều trị và phòng tránh chứng bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy khi mang thai

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy chủ yếu là do các tác nhân bên ngoài.

49763-91.jpg

banner ads

Mẹ bầu có thể gặp bệnh tiêu chảy trong thai kỳ.

Đó có thể là do thực phẩm của mẹ bầu không đảm bảo hoặc cũng có thể do quá trình luyện tập thể dục thể thao của mẹ bầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số trường hợp các mẹ bầu cũng có thể bị tiêu chảy vì tác động của một số vitamin được bổ sung trong thai kỳ.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy khác ở mẹ bầu như: ngộ độc thực phẩm, ký sinh trùng đường ruột, bệnh dạ dày hay thậm chí có thể là do một cơn cảm cúm gây ra.

Vì vậy, nếu tình hình bệnh tiêu chảy của mẹ bầu đáng lo ngại, tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện để xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh để có thể điều trị hiệu quả.

Các trường hợp mẹ bầu bị bệnh tiêu chảy thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau một thời gian điều dưỡng. Thế nhưng tình trạng kéo dài liên tục là vô cùng nguy hiểm vì chúng khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, mệt mỏi và có thể gây tử vong nếu không được kịp thời xử lý.

Cách điều trị tiêu chảy ở bà bầu

Nếu tình hình bệnh tiêu chảy đang lo ngại tốt nhất mẹ nên đi khám bác sĩ để được chữa trị phù hợp. Mẹ đừng nên chủ quan mà nên nhanh chóng tìm bác sĩ nếu thấy cơ thể không ổn nhé.

49764-92.jpg

Nếu tiêu chảy kèm đau đầu mẹ bầu nên đến bác sĩ.

Mẹ bầu bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng sau thì hãy ngay lập tức đến bệnh viện: bệnh kéo dài 2 ngày, tiêu chảy kèm với sốt hay nôn mửa, đau bụng dữ dội, có máu trong phân.

Đặc biệt mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy để uống nếu không có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây hại cho thai nhi.

Mẹ nên chú trọng bổ sung nước cho cơ thể trong thời gian bị bệnh tiêu chảy vì bệnh khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Nước đun sôi để nguội là an toàn nhất cho mẹ bầu lúc này. Mẹ nên tránh dùng nước có ga, nước ngọt hay nước ép trái cây nhé.

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng của mẹ tồi tệ thêm như trái cây sấy khô, thực phẩm béo hoặc cay, và sữa trong trường hợp mẹ bị dị ứng lactose, không nên dùng lúc này.

Một số thực phẩm khác nên tăng cường vì tốt cho sức khỏe như: khoai tây, ngũ cốc, bánh quy, các loại rau như cà rốt nấu chín, sữa chua...

Phòng tránh bệnh tiêu chảy bằng cách nào?

Mẹ bầu nên giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất mẹ không nên ăn các loại rau sống, quả chín chưa được rửa sạch. Một số món ăn như tiết canh, gỏi, thịt tái…cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy cho mẹ bầu.

49765-9.jpg

Mẹ bâu điều trị bệnh tiêu chảy theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu không nên ăn các món ăn được chế biến ngoài đường, không đảm bảo vệ sinh.

Các thực phẩm nhiều gia vị hay chất béo cũng nên hạn chế trong thực đơn mẹ bầu vì chúng cũng có nguy cơ gây bệnh tiêu chảy.

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy mẹ cũng có thể thêm những thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn của mình. Tuy sắt chống lại chứng tiêu chảy nhưng lại là nguyên nhân gây táo bón, vậy nên mẹ bầu khi sử dụng chất khoáng này cũng cần có liều lượng phù hợp nhé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI