Cách nấu thức ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn

Cách nấu thức ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn vừa phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa phải đảm bảo màu sắc hấp dẫn để kích thích bé ăn ngon. Đây là một trong những điều mà các mẹ nên tìm hiểu và học hỏi mỗi ngày, nhằm mang lại những điều tuyệt vời nhất cho con yêu của mình. Vậy thời điểm nào nên cho trẻ ăn dặm là hợp lý nhất? Các giai đoạn khác nhau nên nấu thế nào? Và cách nấu thức ăn dặm cho bé ra sao cho là hiệu quả?

banner ads
đút bé ăn dặm
Học cách nấu thức ăn dặm cho bé là một việc làm cần thiết cho các mẹ - Ảnh Internet

1. Thời điểm cho bé ăn dặm phù hợp nhất

Theo như lời khuyên của các chuyên gia độ tuổi để cho bé ăn dặm vào khoảng từ 4 - 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất về thời điểm ăn dặm phù hợp cho bé là 6 tháng tuổi, WHO cũng đưa ra lời đề nghị về thời điểm ăn dặm từ 6 tháng tuổi với mọi bà mẹ trên toàn thế giới. Một số dấu hiệu để các mẹ nên biết để có thể áp dụng thêm các bữa ăn dặm cho trẻ như:

  • Bé có thể tự ngồi và ngẩng cao đầu cứng cáp hơn lúc trước.
  • Có những biểu hiện tò mò hơn với mọi thứ xung quanh.
  • Bé bắt đầu có thể tự điều khiển được hoạt động lưỡi của mình.
  • Dù bé được bú sữa mẹ nhưng vẫn luôn bị đói. Vì vậy, trẻ thường quấy rối và khóc.
mẹ đút cháo ăn dặm cho bé
Từ 4 – 6 tháng tuổi có thể cho trẻ ăn dặm - Ảnh Internet

Áp dụng những bữa ăn dặm cho trẻ nhằm bổ sung thêm những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, các mẹ nên học cách nấu thức ăn dặm cho bé sao cho hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất. Sau đây là những cách nấu thức ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn, mời các mẹ cùng tham khảo nhé.

2. Cách nấu thức ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn

Cách nấu thức ăn dặm cho bé cũng cần phải thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Vì vậy các mẹ không nên chủ quan về vấn đề này. Các món ăn dặm của trẻ được phân chia theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn bé 6 tháng tuổi trở lên: cho trẻ ăn chủ yếu các món bột như: lòng đỏ trứng gà, đậu hũ, thịt lợn/ gà/ bò, tim, sườn,…
  • Giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi trở lên: các mẹ bắt đầu có thể cho trẻ thử nghiệm một số món tanh như: bột cua đồng, chim bồ câu, cá hay lươn,…
  • Giai đoạn bé 8 tháng tuổi trở lên: ở giai đoạn này có thể cho trẻ làm quen với các loại hải sản như ngao, ghẹ, tôm, cua, cá,…
đa dạng thành phần và nguyên liệu nấu cháo ăn dặm cho bé
Tùy thuộc từng giai đoạn để nấu thức ăn cho trẻ sao cho phù hợp - Ảnh Internet
  • Bé trên 9 tháng tuổi: các mẹ cho bé bắt đầu làm quen với cháo hạt hoặc những thức ăn được xay mịn.
  • Thời điểm trẻ trên 1 tuổi: ở giai đoạn này trẻ có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm như người lớn. Chuyển từ những thực phẩm xay mịn sang thực phẩm băm nhỏ. Các mẹ có thể tăng dần độ thô để trẻ tập nhai.

Lưu ý: Các mẹ nên nhớ không được nêm gia vị khi nấu thức ăn dặm cho bé. Việc làm này nhằm không làm ảnh hưởng đến thận và hệ tiêu hóa của trẻ  mẹ nhé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách nấu thức ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn sao cho phù hợp nhất. Và tất nhiên không thể không kể đến cách thức biến tấu ra những món cháo ăn dặm ngon cho bé. Cùng khám phá sự kết hợp độc đáo giữa các nguyên liệu và cách nấu đơn giản của một vài món cháo cho bé sau đây các mẹ nhé.

3. Hướng dẫn các mẹ cách nấu các món ăn dặm cho bé

Mẹ nên sưu tầm thêm những bí quyết riêng để "hô biến" ra nhiều món cháo ăn dặm thơm ngon, hương vị mới lạ để kích thích vị giác của bé. Cùng điểm qua một số cách chế biến các món cháo ăn dặm cho bé theo giai đoạn như sau:

3.1 Cháo thịt heo + Củ cải + Cà chua xay nhuyễn

Lựa chọn những thực phẩm tươi, không chất bảo quản để sử dụng nấu cháo cho bé. Cách nấu thức ăn dặm cho bé  áp dụng ở giai đoạn 6 tháng tuổi, được thực hiện như sau dưới đây.

món cháo thịt heo nấu củ cải cà chua
Món cháo thịt heo nấu với củ cải và cà chua - Ảnh Internet

Cách chế biến :

  • Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khoanh nhỏ. Sau đó, luộc chín tới rồi đem đi băm nhỏ.
  • Thịt heo rửa sạch đem đi băm nhỏ.
  • Cà chua rửa sạch, loại bỏ hạt rồi băm nhỏ xào lên rồi cho nước luộc củ cải vào để tạo thành nước sốt.
  • Tiếp đến cho thịt băm nhuyễn vào rồi khuấy đều.
  • Cuối cùng cho cháo trắng lên rồi cho hỗn hợp thịt sốt cà + củ cải vào khuấy cho đều.
  • Để tầm khoảng 10 – 15 phút cho nhừ rồi nhấc nồi xuống. Múc ra bát cho nguội rồi cho bé ăn.

3.2 Cháo óc heo + Rau ngót

Óc heo mua về, các mẹ lột bỏ lớp màng bên ngoài cho thật sạch. Tiến hành hấp thủy óc cho tới khi chính. Sau đó, dùng thìa tán nhỏ óc ra. Rau ngót lựa chọn những lá xanh, rửa sạch rồi băm hoặc xay nhuyễn. Cho nồi cháo trắng lên, sau đó đổ óc và rau ngót vào rồi khuấy đều.Thực đơn này mẹ có thể áp dụng cho bé ở giai đoạn từ 7 tháng tuổi. 

Ngoài ra các mẹ có thể nấu các món khác cho bé như:

  • Cháo móng giò + Hạt sen + Hành hoa. Mẹ có thể sử dụng thực đơn này cho bé từ giai đoạn đầu 7 tháng tuổi
  • Cháo thịt bò + Mướp + Giá đỗ. Mẹ nên nấu thực đơn này cho bé ở khoảng từ giữa tháng thứ 7 trở đi. 
  • Cháo thịt heo + Tàu hủ + Cà chua + Rau mùi. Mẹ có thể sử dụng thực đơn này cho bé từ 6 tháng tuổi. 
  • Cháo gà + Nấm hương. Thực đơn này mẹ có thể cho bé thử từ giữa tháng thứ 6 trở đi. 
  • Cháo chim bồ câu hầm hạt sen + Nấm hương. Thực đơn này mẹ nên cho bé thử từ giữa tháng thứ 7 trở đi. 

Trên đây là những cách nấu thức ăn dặm cho bé ở các giai đoạn, các mẹ nên tham khảo để áp dụng trong thời gian cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Hãy chăm sóc cho trẻ trong những bước đầu đời thật chu đáo, nhằm mang lại cho trẻ một thể chất tốt và trí não phát triển hoàn thiện hơn về sau.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI