Mẹ áp dụng đúng cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi sẽ giúp bé mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, không nên chỉ cho bé chơi ở trong phòng. Vì chính mẹ sẽ là người hướng dẫn đầu tiên của bé.
1. Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
Khi trẻ 6 tháng tuổi, trọng lượng của trẻ đã tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Trẻ 6 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao bé sẽ phát triển chậm lại, mỗi tháng chỉ tăng khoảng 450g và chiều cao cũng tăng khoảng 1,27cm mỗi tháng.
Trong thời gian này, màu mắt của bé đã thay đổi so với lúc mới sinh.Đặc biệt, thời điểm này không chỉ thị lực mà cả 5 giác quan của trẻ đều đã phát triển vượt bậc.
2. Trẻ 6 tháng tuổi biết làm những gì?
Chắc hẳn có rất nhiều mẹ sẽ tự hỏi không biết bé nhà mình ở giai đoạn 6 tháng này sẽ biết làm những gì? Cùng điểm danh một số thông tin sau mẹ nhé!
2.1 Về mặt thể chất
Tự ngồi lên: cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi trẻ ngồi nhưng vẫn chống tay để đỡ, qua một thời gian bé sẽ tự ngồi được mà không cần tay đỡ.
Lẫy (lật): Một số trẻ có thể tự lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại một cách thành thạo.
Bò trườn: Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể bò tới và bò lui bằng cách dùng bụng dựa vào sàn nhà và dùng lực đẩy lên. Lúc này, các mẹ sẽ thấy bé nâng tay, đầu gối lên và đá qua lại.
2.2 Giao tiếp và nhận thức
- Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi, mẹ hãy trò chuyện với bé, bé sẽ mỉm cười lại, cười lớn và phát âm được một số phụ âm như m, b.
- Nhận ra tên mình khi nghe có người gọi tên bé.
- Trẻ phát ra âm thanh thể hiện sự vui mừng hoặc buồn chán trong lúc chơi.
- Trẻ thích nghe giọng nói của người thân, đặc biệt là bố mẹ.
- Trẻ biết phân biệt được người quen và người lạ.
- Trẻ 6 tháng tuổi thích ngắm chính mình trong gương.
- Tò mò về mọi thứ và cố gắng lấy mọi thứ ngoài tầm với.
- Cho đồ vật vào miệng để khám phá.
- Bắt đầu chuyển đồ vật từ tay nọ sang tay kia, tuy còn vụng về.
3. Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi như thế nào là chuẩn?
3.1 Giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng tuổi thường ngủ từ 6- 8 tiếng một đêm. Trẻ nhỏ có thể thức dậy bú trong đêm nhưng không thường xuyên như trước. Ban ngày, trẻ cũng thường ngủ 2-3 tiếng.
3.2 Cách giao tiếp với trẻ
Bé 6 tháng sẽ biết làm gì ? Bé đã chuẩn bị tới giai đoạn học nói, vì vậy mọi thứ bố mẹ nói với bé đều có ý nghĩa. Để giao tiếp với trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Nói chuyện với bé thật chậm, rõ ràng và đơn giản.
- Cho bé ra ngoài trời chơi mỗi ngày.
- Đọc và chỉ cho trẻ những truyện tranh màu sắc.
- Chỉ cho bé xem nhiều đồ vật mới và gọi tên của những đồ vật đó. Ví dụ như bạn chỉ vào con mèo và nói “mèo”.
- Đặt bé nằm sấp hoặc ngửa rồi đặt đồ chơi xa tầm với để bé bò đi lấy đồ chơi.
- Cho bé nghe nhạc hay hát cho bé nghe mỗi ngày.
3.3 Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi đủ dinh dưỡng
Hệ thống tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi vẫn chưa có khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn rắn nên nguồn thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ lúc này vẫn là sữa mẹ và sữa công thức.
Dù bé chưa ăn được thức ăn rắn nhưng đã có thể ăn thức ăn dạng lỏng và bé sẽ cảm thấy đói rất nhanh. Vì vậy vào thời điểm này, các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn bột ăn dặm là thích hợp. Dù là ăn dặm thì cũng chỉ là bữa phụ, mục đích là giúp bé làm quen một số mùi vị khác nhau, chuẩn bị cho thời kỳ ăn dặm bổ sung sau đó.
3.4 Trẻ 6 tháng tuổi không nên ăn thực phẩm nào?
Trong cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi nên cho bé ăn uống đủ chất, sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh. Nếu chế độ ăn uống không phù hợp sẽ khiến bé dễ mắc bệnh, chậm phát triển. Vì vậy, để con phát triển tốt, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không cho trẻ ăn những thực phẩm chứa muối, các gia vị khác.
- Không cho trẻ ăn thực phẩm mất vệ sinh, chưa nấu chín.
- Tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga, nước ngọt.
- Không cho trẻ ăn những loại hạt nhỏ.
3.5 Lưu ý về cách cho bé ăn
Trong cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi nên cho bé ăn theo quy tắc sau:
- Trước tiên, nên cho trẻ ăn thức ăn đơn giản nhất là bột ngũ cốc dành cho trẻ ăn dặm. Chúng không chứa gluten (nhờ vậy sẽ giúp giảm nguy cơ bị dị ứng), nên trộn cùng nước hay sữa.
- Cho trẻ ăn theo phần nhỏ: 1 – 2 muỗng cà phê, sau đó tăng thêm khi thấy con không đủ no khi chỉ bú sữa.
- Hay cho con thử món mới, nhưng các món mới phải cách nhau 2 đến 3 ngày. Cách này giúp bé không ngán và giúp bạn dễ biết phản ứng của con với từng thức ăn, thức ăn phù hợp và bé có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không.
3.6 Lựa chọn quần áo cho trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu hiếu động hơn nên bố mẹ nên chọn những bộ quần áo thoải mái cho trẻ. Những bộ đồ rộng rãi, thoải mái sẽ giúp bé có nhiều không gian để vận động hơn.
Các mẹ nên lựa chọn quần áo làm từ vải cotton, dễ thấm hút mồ hôi, có đường may lộn ra ngoài để không làm ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.
3.7 Cách chọn đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi
Trong cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi đồ chơi là đồ vật không thể thiếu cho bé. Các bạn nên chọn những đồ chơi sau đây:
- Phát âm thanh: Các món đồ chơi phát âm thanh sẽ giúp thính giác của bé ngày càng phát triển hơn như : lục lạc, ghế phát nhạc, xe phát nhạc,..
- Chuyển động: Cho bé tiếp xúc với những đồ chơi chuyển động được như xe đẩy, bóng,.. không chỉ thu hút được bé mà còn giúp bé cứng cáp hơn.
- Đồ chơi treo: Những loại đồ chơi treo lủng lẳng sẽ kích thích trí tò mò ở trẻ còn giúp rèn luyện thị giác và giúp bé tập thể dục với cổ, tay, chân trong quá trình vận động.
- Không buộc dây vào đồ chơi cho bé vì như vậy có thể khiến dây cuốn vào cổ, tay, chân bé trong lúc đang hiếu động nghịch ngợm, khiến bé gặp nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chọn đồ chơi phù hợp với giới tính của trẻ.
Hy vọng với cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi cùng những chia sẻ tích cực của Yeutre.vn đã mang đến qua bài viết trên, sẽ giúp ích và cung cấp thêm nhiều kiến thức, thông tin quý giá cho các mẹ trong quá trình nuôi dạy bé. Chúc các mẹ thành công, nuôi con khỏe – chăm con ngoan.
Ngọc Huyền tổng hợp