Cách muối dưa món ngày Tết ngon đúng điệu ai cũng phải khen

Cách muối dưa món ngày Tết từ lâu đã trở thành như một "thói quen" đến hẹn lại lên của nhiều gia đình. Dưa món được bổ sung trong các bữa ăn ngày đầu xuân giúp mâm cơm thêm đậm đà, giảm độ ngán cho các món thịt, cá. Nếu bạn chưa hài lòng với cách làm món ngon truyền thống này như mình đã từng thực hiện, hãy tham khảo ngay một vài bí quyết nhỏ cùng Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn để Tết năm nay ai thưởng thức cũng phải khen nhé!

banner ads
dưa món
Dưa món là món ăn quen thuộc trong mâm cơm người miền Trung và miền Nam. Ảnh: Internet

1. Cách muối dưa món ngày Tết ngon đúng điệu

1.1. Nguyên liệu chuẩn bị

Cách muối dưa món ngày Tết sao cho ngon sẽ bao gồm các nhóm nguyên liệu cơ bản sau:

  • 200g đu đủ, bạn nên chọn đu đủ xanh để món ăn cho thành phẩm thêm giòn ngon nhé.
  • Các loại rau củ khác: 200g cà rốt, 200g củ cải trắng, 200g su hào
  • 100g củ kiệu ta, bạn chọn củ kiệu có phần thân nở, đuôi mảnh không quá to hay quá nhỏ sẽ ngon hơn. 
  • 100g hành tím, 30-50g ớt
  • Các loại gia vị đi kèm bao gồm: đường trắng (khoảng 500g), nước mắm (0,5 lít), muối, bột ngọt (khoảng 1-2 muỗng cà phê, tùy chọn)
nguyên liệu chế biến
Nguyên liệu thực hiện dưa món không quá cầu kỳ. Ảnh: Internet

1.2. Cách làm

1.2.1. Ngâm củ kiệu với muối khử mùi hăng

  • Bạn sơ chế thật sạch củ kiệu, loại bỏ vỏ và rễ. Chuẩn bị một thau nước, thêm muối loãng và cho củ kiệu đã lột vỏ, rễ vào ngâm. Ngâm củ kiệu cho bớt hăng trong vòng 2 tiếng, sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Hành tím cũng thực hiện sơ chế tương tự như củ kiệu. Tuy nhiên hành bạn không nên cắt chúng ra mà ngâm cả củ.
  • Với ớt, hãy sơ chế chúng nguyên trái thật sạch với nước. Vớt ra để ráo nước và không cắt nhỏ.
sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu thật sạch giúp món ăn bắt mắt hơn. Ảnh: Internet

1.2.2. Sơ chế rau, củ khác

  • Các loại rau củ như cà rốt, củ cải trắng, su hào, đu đủ,... đều cần được loại bỏ vỏ trước khi đem sơ chế. Sau khi gọt sạch vỏ, bạn cắt lát rau củ vừa ăn, không nên cắt quá mỏng nhé.
  • Nếu có nhiều thời gian, bạn nên tỉa hoa hoặc cắt lát rau củ thành hình răng cưa. Việc trang trí này giúp món dưa món ngày tết của gia đình thêm phần bắt mắt hơn.
  • Hòa tan muối trong một chậu nước lạnh. Thực hiện cho các loại rau, củ đã chuẩn bị trên vào ngâm trong hỗn hợp muối loãng này khoảng 20 phút. Cách này sẽ giúp rau củ của bạn bớt đi mùi hăng và bớt mủ có trong các loại củ quả. Nhờ đó, thành phẩm món rau củ quả sau khi ngâm mắm sẽ ngon hơn rất nhiều.
ngâm nguyên liệu
Ngâm rau củ trong thời gian 20 phút để bớt mủ và mùi hăng. Ảnh: Internet

1.2.3. Phơi khô rau củ giữ độ giòn

Sau khoảng 20 phút ngâm rau củ, bạn vớt chúng ra và cho vào một khay lớn. Trải đều đem phơi.

Thông thường để cho thành phẩm thơm ngon, bạn nên phơi rau củ quả này trong thời gian 20 giờ. Tuy nhiên, nếu thời tiết không đủ nắng to, bạn nên phơi thêm để đảm bảo độ giòn cho thành phẩm.

Nếu bận và không có nhiều thời gian phơi hoặc bạn muốn nhanh chóng hoàn thành món ăn này. Bạn nên sử dụng nồi sấy hoặc dùng lò nướng để sấy khô rau củ trong trường hợp muốn dưa món nhanh khô. Sấy khô là bước quan trọng, chúng sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuối cùng món dưa món của bạn. Do vậy bạn hãy lưu ý kỹ bước này nhé. 

phơi khô
Phơi khô rau củ giúp đảm bảo độ giòn ngon cho dưa món. Ảnh: Internet

1.2.4. Ngâm rau củ với nước mắm 

Bạn cho 0,5 lít nước mắm và 500 gram đường đã chuẩn vào nồi, đun sôi kỹ tới khi hòa tan hoàn toàn. Khi nước mắm đường đã sôi, bạn cho vào nồi khoảng 2 muỗng bột ngọt. Khi hỗn hợp sền sệt, bạn hãy tắt bếp rồi để chúng thật nguội mới thực hiện công đoạn tiếp theo nhé. 

Với cách muối dưa món ngày Tết này, bạn cần để hỗn hợp nước ngắm thật nguội mới tiến hành cho nguyên liệu rau củ vào. Trường hợp bạn ngâm rau củ với nước nóng, chúng sẽ dễ nổi váng và mất đi độ giòn ngọt, lại bảo quản không được lâu. Về độ mặn ngọt, tùy thuộc sở thích các thành viên trong gia đình để nêm nếm cho phù hợp.

ngâm rau củ
Ngâm rau củ với nước mắm là đã có dưa món thơm ngon. Ảnh: Internet

1.2.5. Bảo quản hũ ngâm dưa món nước mắm

Đun nồi nước thật sôi, sau đó cho muối hòa tan cùng. Bạn tiếp tục cho rau củ đã được phơi khô vào hỗn hợp nước muối trên để loại bỏ bụi bẩn bám vào trong quá trình phơi.

Ngâm rau củ trong thời gian 10 đến 15 phút thì bạn vớt rau củ ra để khô ráo. Bạn hãy lấy 1 bình nhựa hoặc lọ thủy tinh sạch, tráng qua với một ít nước mắm đã để nguội. Cách làm này sẽ giúp việc bảo quản dưa món được nhanh chóng và lâu hơn.

Sau đó, bạn xếp các rau củ trên đã khô vào lọ thủy tinh, đồ ngập nước mắm lên rau củ. Dùng miếng lưới chèn phía trên để ngăn không cho rau củ nổi lên.

Đậy thật kín nắp lọ/ hũ đựng dưa. Để lọ dưa muối này ở nơi thoáng mát. Ngâm hỗn hợp trên trong thời gian từ 2-3 ngày là đã có thể thưởng thức rồi.

bảo quản dưa món
Bảo quản từ 2-3 ngày là đã có thể thưởng thức. Ảnh: Internet

1.3. Thành phẩm

Sau khi bạn ngâm dưa món trong thời gian từ 2-3 ngày, rau củ khi đó đã thấm đều ra vị sẽ nở ra ngon đậm đà. Dưa có độ sáng, mặn ngọt vừa ăn và giòn. Nhất là, dưa món đạt không bị nhớt, để lâu hơn 3 ngày từng miếng dưa sẽ trong dần lên. 

2. Mẹo hay muối dưa món ngon và không thất bại

Khi thực hiện ngâm dưa món ngày Tết cùng nước mắm đun với đường, thành phẩm món dưa chúng ta có được rất đậm đà nhờ vị mặn, ngọt hài hòa. Tuy nhiên, để làm món dưa này thật ngon và luôn thành công khi thực hiện, nhất định bạn cần ghi nhớ những mẹo hay sau đây:

  • Với những gia đình thích vị chua, có thể thực hiện theo  cách làm dưa món chua chua ngọt ngọt với hỗn hợp nước mắm đường có thêm giấm. Tỉ lệ giấm tùy thuộc vào độ chua gia đình dùng. 
  • Tùy thuộc khẩu vị riêng của gia đình mà các bạn chọn công thức muối dưa phù hợp để tăng thêm sự hài lòng khi thưởng thức. Tỉ lệ nước mắm đường chuẩn nhất được cho là 1:1 (1 đường: 1 nước mắm) tuy nhiên cũng có gia đình yêu thích vị đậm và muốn để lâu nên sẽ chọn tỉ lệ 1:2 (1 đường: 2 nước mắm).
  • Khi muối dưa món, bạn dùng hỗn hợp nước ngâm mắm - đường hay giấm - đường thì đều cần đun sôi để nguội hẳn mới cho các nguyên liệu khác vào. Đây chính là mẹo hay giúp món dưa muối của bạn có thời gian bảo quản lâu hơn.
  • Khi phơi hay sấy nguyên liệu, hãy bảo đảm độ sạch. 
  • Nguyên liệu khi ngâm phải khô, cách này cùng với việc bảo đảm nguyên liệu sạch sẽ giúp món dưa món của bạn hạn chế được độ nhớt. 
dưa món trên mâm
Dưa món có mặt trong mâm cơm ngày Tết người miền Nam và miền Trung. Ảnh: Internet

3. Dưa món nên ăn kèm với món gì trong ngày Tết?

Dưa món ngâm mắm là công thức món ngon ngày Tết mang đậm hương vị đặc trưng miền Trung và miền Nam Việt Nam. Người miền Nam thường muối dưa món này để trang trí trong mâm cơm cúng ngày Tết hoặc sử dụng ăn kèm trong các bữa cơm gia đình. Tết đến nhà nhà thường dùng các món ngon từ gà, thịt kho hột vịt, thịt đông ,...khi có thêm đĩa dưa món dùng cùng cân bằng vị rất tuyệt vời. 

Còn ở miền Trung, món dưa món ngày Tết thường được ăn kèm với tôm khô hoặc lạp xưởng cho hương vị rất ngon. Đặc biệt kết hợp chúng với món bánh tráng cuốn thịt lợn cũng là cách đổi vị rất lý thú. Thịt heo luộc mềm ngon kết hợp cùng dưa món chua ngọt giòn giòn ngày Tết tạo nên sự hấp dẫn đặc trưng và chẳng hề ngán chút nào.

Vị giòn của dưa món, vị mặn ngọt hài hòa, rau củ ăn kèm các món ngon nhiều chất béo phổ biến ngày Tết chắc chắn là “combo” ẩm thực đầy tinh tế ngày đầu xuân trong mọi mâm cơm gia đình.

dưa món tết
Dưa món ăn kèm thịt, cá, bánh chưng giúp mâm cơm ngày Tết bớt ngán. Ảnh: Internet

Thực hiện cách muối dưa món ngày Tết không khó nhưng bạn cần hết sức chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu chế biến và cẩn thận khi pha nước mắm đường. Cách cân đối trong tỉ lệ hợp khẩu vị gia đình cũng là bí quyết dễ làm thỏa vị mọi người. Hãy ăn kèm dưa món cùng với thịt, cá, lạp xưởng,...dưa món sẽ góp phần làm cho bữa ăn ngày Tết của gia đình thêm phần hấp dẫn mà không hề bị ngán. Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn năm nay thành công rực rỡ với món ăn quen thuộc này nhé. 

Phạm Dịu tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI