1. Chọn gà cúng đẹp
Trong những mâm cỗ cúng, người ta thường chọn những con gà trống. Nó biểu tượng cho sự bình an và may mắn. Tiếng gà trống gáy mang lại sự khởi đầu mới nhiều mới mẻ và tốt đẹp. Gà trống trên đầu có mào nên khi đặt lên đĩa cũng đẹp mắt hơn, tạo được sự uy nghiêm.
- Đối với gà còn sống: Để mua được những con gà khỏe mạnh, không có bệnh chỉ nên chọn những con gà nhanh nhẹn. Mào gà có màu đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ. Màu lông bóng mượt, áp sát thân. Chọn những con gà có ức nhỏ, thịt chắc, da mỏng. Bóp phần đùi có cảm giác rắc chắn. Gà có bụng diều nhỏ, không bị nhồi đồ ăn.
- Đối với gà làm sẵn: Nếu không thể mua được gà còn sống, các bạn có thể quan sát hình dáng bên ngoài của gà nhỏ gọn, săn chắc và phần ức đẹp. Thịt không bị bầm tím hoặc tụ máu, thịt gà phải tươi.
2. Cách làm gà cúng vừa ngon vừa đẹp mắt
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 con gà trống khoảng 1,5 đến 2 kg
- 100 gram mỡ gà
- Hành tím, ớt sừng, nghệ tươi và bột nghệ
- Gia vị như hạt nêm, đường và muối
- Dụng cụ: nồi luộc, chổi quét dầu ăn,...
2.2. Các bước cách làm gà cúng
Bước 1: Sơ chế gà cúng
- Gà mua về các bạn tiến hành cắt tiết gà đầu tiên. Cố định chân gà để chúng không thể vùng vẫy, bẻ phần cánh vắt chéo 2 bên sau đó dốc ngược đầu con gà xuống dụng cụ chứa tiết gà.
- Nhẹ nhàng vặt lông xung quanh vùng cắt để cắt tiết và thực hiện cắt tiết. Khi đã lấy tiết xong, gập cánh cuộn tròn con gà lại.
Bước 2: Nhổ lông gà
- Chuẩn bị sẵn một nồi nước sôi, khi cắt tiết xong nhúng toàn bộ con gà vào nồi, trở đều các mặt sau đó lấy ra nhanh và tiết hành nhổ sạch lông gà. Thao tác nhúng bạn làm nhanh và đều tay để hạn chế tình trạng da gà bị rách nhé.
- Làm sạch cả phần lưỡi, mỏ, màng ở chân. Đem gà rửa sạch qua nước muối loãng. Để khử mùi lông của gà, các bạn dùng gừng tươi cắt lát và chà xát toàn bộ thân gà để làm sạch lông măng con sót lại.
Bước 3: Mổ gà cúng
Trong dân gian người ta thường có 2 cách mổ gà là mổ moi và mổ phanh. Tuy nhiên, cách mổ moi được sử dụng nhiều hơn. Bởi cách mổ này sau khi luộc gà sẽ trông đẹp mắt hơn, đứng dáng hơn để bày lên mâm cúng.
Các bạn dùng dao thật bén, rạch một đường dọc khoảng 4 cm ở vị trí gần hậu môn. Lưu ý phải cách hậu môn khoảng 2 đến 3 cm.
Dùng tay đưa qua lách nhẹ vào bên trong, rồi nhẹ nhàng kéo hết nội tạng của gà ra bên ngoài. Lấy một ít muối chà xát cho sạch và rửa lại với nước lọc.
Bước 4: Tạo hình gà cúng
Buộc gà cúng kiểu gà chầu: Cách tạo hình gà cúng này thường được sử dụng trong những dịp cúng kiến quan trọng hoặc cúng giao thừa. Gà chầu tượng trưng cho một cuộc về trời và kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra trong một năm qua và cầu cho gia chủ một năm mới mưa thuận gió hòa. Các buộc dùng dao nhỏ, rạch nhẹ một đường 2 bên cổ gà. Nhẹ nhàng nhét 2 cánh vào sao cho phần đầu cánh lò ra bên ngoài miệng. Như vậy phần đầu gà sẽ được cổ định thẳng đứng nhờ vào 2 cánh. Phần chân gà có thể dùng dây chỉ nhỏ để cố định áp sát vào thân.
Buộc gà cúng cánh tiên: Cách tréo gà cúng này được sử dụng nhiều trong các dịp lễ, Tết. Để tạo hình cánh tiên, các bạn buộc dây cố định để khi luộc gà không bị biến dạng. Dùng dao khứa nhẹ cánh rồi đang 2 cánh gà lại. Cho 2 phần khớp chạm vào nhau và xèo ra như cánh tiên. Giữ cố định đầu gà ở giữa và buộc dây lạt lại. Tiếp tục khứa nhẹ ở phần chân gà, giấu phần chân vào bên trong bụng.
Buộc gà cúng kiểu quỳ: Các bạn khứa nhẹ ở khớp chân và bẻ quặp 2 chân gà ra phía sau, dùng dây lạt buộc lại để tạo dáng quỳ. Chỉnh phần đầu và khép 2 cánh gà sao cho áp sát vào sườn là bạn đã hoàn thành.
Buộc gà cúng kiểu bay: Dáng gà cúng kiểu bay thường thấy trong những mâm cỗ cúng tổ tiên, ông bà. Hai cánh gà được bẻ nhẹ nhàng và vắt ngược lên phía lưng. Dùng dây buộc phần khớp xương cánh lên đầu gà để tạo hình cánh bay cố định. Phần chân khép lại gọn gàng, phần đầu hướng thẳng đứng về phía trước.
Bước 5: Luộc gà cúng
Sau khi tạo hình xong, bước luộc gà cúng sao cho giữ được dáng gà rất quan trọng. Các bạn thực hiện luộc gà theo các bước sau:
- Đun trước một ít nước trong nồi sâu lòng, sao cho đủ ngập gà. Có thể cho các nguyên liệu như gừng, sả để khử mùi và thịt gà sẽ thơm hơn.
- Cho gà vào khi nước còn chưa quá nóng và đun sôi để gà chín từ từ. Không cho gà vào lúc quá nóng sẽ làm gà bị tụt da.
- Kiểm tra gà chín bằng cách dùng tăm nhọn kiểm tra.
- Gà chín vớt ra cho vào nước lạnh để giúp da giòn, bóng lưỡng và thịt sẽ săn chắc hơn.
Bước 5: Tạo màu cho gà cúng
Nếu gà cúng bạn mua có màu da không được đẹp, bạn có thể tạo màu cho gà. Đun chảy mỡ gà với một ít bột nghệ cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để nguội. Dùng cọ quét hỗn hợp lên toàn bộ con gà cho da có màu vàng, óng mượt là được.
Bước 6: Trang trí gà cúng
Để cho mâm cúng thêm hấp dẫn, các bạn có thể tỉa hoa và trang trí cùng.
Cách làm gà cúng đẹp, đúng với ý nghĩa của từng mâm cỗ mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn đã giới thiệu trong bài viết hôm nay, sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn. Không có gì quá khó khăn, chỉ cần một chút khéo léo, tỉ mỉ ai cũng có thể thực hiện được. Cách bày trí trang nghiêm thể hiện được sự tôn kính của con cháu. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị gà cúng hơn qua bài viết này. Chúc bạn thành công!
Khánh Kim