4 cách tréo gà cúng đẹp, đơn giản nhất dùng cho thôi nôi và tất niên

Cách tréo gà cúng đẹp sẽ tạo nên một mâm cổ thật trang trọng, đẹp mắt, thể hiện cho lòng thành của gia chủ. Gà tréo cũng là lễ vật không thể thiếu cho những dịp lễ quan trọng như tất niên, thôi nôi. Trong khi đó, chỉ cần ít phút thực hiện là bạn đã có mâm cổ tươm tất cùng với đĩa gà tréo làm điểm nhấn rồi.

banner ads
tréo gà cúng
Gà tréo đẹp sẽ làm cho mâm cổ thêm tươm tất, trọn vẹn. Ảnh: Internet

Về cách tréo gà cúng, thực ra không chỉ có một cách duy nhất như bạn vẫn thấy người lớn làm mà có rất nhiều cách. Điển hình có kiểu gà chầu, gà cánh tiên, gà quỳ và cả gà bay nữa. Tùy thuộc vào mong muốn của bạn ở mức độ đơn giản hay cầu kỳ mà lựa chọn cách tréo gà cúng cho ưng ý nhất.

1. Cách tréo gà cúng và những việc cần làm trước khi tréo gà

Khi học cách tréo gà cúng, điều đầu tiên mà bạn cần thực hiện trước đó là cắt tiết gà, nhổ lông gà và luộc gà nữa. Để khi tréo xong, gà có thể để lên mâm cúng ngay.

1.1. Cắt tiết gà

Trước khi mang gà đi nhổ lông, việc bạn cần làm đó chính là cắt tiết gà, để gà không cử động thì mới dễ nhổ lông gà. Bạn lưu ý, cách cắt tiết gà tuy không quá phức tạp nhưng cần đến sự tỉ mỉ, khéo léo thì mới nhanh và ít tốn kém công sức. Nguyên tắc cơ bản nhất của việc cắt tiết gà đó là động tác phải thật dứt khoát, đúng vị trí cần cắt.

Về quy trình cắt tiết gà sao cho đúng cách và chuẩn nhất, các bạn có thể tham khảo bài viết mà Yeutre.vn đã chia sẻ ở phần trước.

1.2. Nhổ lông gà

Sau khi đã đảm bảo gà không còn cử động, bạn nhấc bổng cho ngay vào nồi nước sôi. Sau đó, cho gà vào chậu để tiến hành vặt lông gà. Chú ý, để trông đẹp mắt hơn, các bạn nhớ vặt cả những sợi lông tơ của gà. Đặc biệt, để tránh làm bong cả lớp da gà khi nhổ lông, khi nhúng chỉ nên nhúng sơ, không để quá lâu.

banner ads
nhổ lông gà
Nhổ sạch lông gà trước khi cho vào luộc. Ảnh: Internet

Sau khi nhổ sạch sẽ, giờ thì bạn thực hiện bước tiếp theo đó là làm sạch cả phần mỏ, màng và cả lưỡi gà. Để khử mùi hôi của gà, đem gừng, muối xát và rửa thật sạch toàn bộ thân gà.

1.3. Làm sạch ruột gà

Bước cuối cùng trong quy trình sơ chế gà là mổ và moi hết nội tạng của gà. Lưu ý, bạn không nên mổ phanh mà chỉ nên mổ moi, vì khi luộc gà trông đẹp, dáng cũng chắc chắc hơn.

Dùng một con dao nhọn, từ vị trí hậu môn 2-3cm, bạn tiến hành đưa sát dao vào rạch một đường dài và sâu tầm 4cm. Rút dao ra, từ từ lòn bàn tay vào bên trong rồi nhẹ nhàng kéo hết phần nội tạng ở bên trong gà ra. Cuối cùng, cho muối vào bên trong để chà xát và rửa cho thật sạch.

2. 4 cách tréo gà cúng đẹp mắt, dễ thực hiện nhất

2.1. Cách tréo gà cúng đẹp theo kiểu gà chầu

Đây là cách tréo gà cúng đẹp và mang ý nghĩa nhiều nhất song nó cần khá nhiều thời gian để tạo hình. Chính vì như thế, cách làm gà chéo này chỉ được sử dụng trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là giao thừa thì mới cần tréo gà đẹp như thế. Cái tên của nó có ý nghĩa rằng, khi bạn cúng xong, gà sẽ trở về thiên đình để chầu trời, báo mọi việc đã diễn ra trong gia đình gia chủ.

cách tréo gà cúng kiểu chầu
Cách tréo gà cúng kiểu chầu là kiểu tréo đẹp nhất. Ảnh: Internet

Về cách tréo gà cúng theo kiểu chầu, bạn chỉ cần dùng dao để rạch nhỏ một đường dưới miệng gà, ngay chỗ cắt tiết. Sau đó, bẻ hai cánh của con gá nhét vào sao cho hai phần mũi cánh chìa ra ngoài. Còn về phần chân, bạn bẻ ngược hai chân của gà vào bên trong sao cho ôm lấy thân gà là được.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong cách tréo gà cúng theo kiểu chầu rồi. Với kiểu này bạn có thể buộc dây chun để định hình cho chắc chắn hơn hoặc không cần gà vẫn đứng rất đẹp.

2.2. Cách tréo gà cúng theo kiểu cánh tiên nhẹ nhàng

Đây là một cách treo gà để cúng thôi nôi rất quen thuộc của các gia đình Việt bởi chúng khá dễ thực hiện. Về cách tréo gà, bạn thực hiện theo các chỉ dẫn như sau:

Đầu tiên, dùng một dao bén để cửa nhẹ vào phần cánh của con gà rồi đan chúng lại. Nhớ để cả hai khớp chạm vào nhau và xòe ra như hình cánh tiên. Sau đó, đem nhét phần đầu gà vào giữa cánh gà. Để cố định chúng, bạn có thể dùng dây lạt buộc lại. Riêng phần chân bạn chỉ cần giấu vào bụng sao cho khéo léo là được.

tréo gà cúng kiểu cánh tiên
Kiểu cánh tiên nhẹ nhàng, đẹp mắt. Ảnh: Internet

2.3 Cách tréo gà cúng theo kiểu bay

Đây là một cách tạo dáng gà cúng rất độc đáo, cũng không quá khó để thực hiện. Bạn chỉ cần bẻ cánh và vắt ngược lên phía sau. Tiếp đó, dùng dây để cố định cánh lên đầu gà. Riêng phần chân chỉ cần bẻ gọn vào trong. Phần đầu gà giữ cho ngẩng cao về phía trước cho đẹp mắt.

cách tréo gà cúng kiểu bay
Tréo theo kiểu như gà đang bay lên. Ảnh: Internet

2.4. Cách tráo gà cúng theo kiểu quỳ

So với những cách làm cách gà tréo cúng ở trên, kiểu này khá là tự nhiên và thực hiện tương đối dễ dàng. Đối với cánh gà, bạn chỉ cần bẻ ngược lại rồi áp sát vào bên thân gà là được. Riêng phần chân gà thì chúng ta sẽ không che khéo chúng vào bên trong nữa là bẻ quặp ra phía sau. Sau đó, cố định bằng dây để tạo ra dáng như gà đang quỳ.

tréo gà cúng kiểu quỳ
Tréo kiểu gà quỳ là kiểu dễ thực hiện nhất. Ảnh: Internet

3. Cách luộc gà cúng đúng cách để không tróc da

Sau khi đã thực hiện xong cách tréo gà cúng hoàn chỉnh, giờ là đến bạn tiến hành luộc gà để đặt lên mâm cúng. Để gà luộc được chín từ trong ra ngoài, chín đều và không bị tróc da, các bạn nhớ luộc gà với nước lạnh ngay từ đâu. Đừng để cho nước sôi rồi mới cho gà vào, điều này sẽ khiến da bị bong đi, thịt bên ngoài chín nhưng bên trong vẫn còn sống.

Để thịt gà được dậy mùi thơm, bạn nhớ bỏ thêm vào nồi nước luộc vài củ hành tím và một thìa cà phê bột nêm. Sau đó, đậy nắp vung lại luộc cho đến khi nước sôi. Đợi khi nước sôi được tầm 5-10 phút thì vặn nhỏ lửa lại. Đây là một bí quyết luộc gà ngon, giúp thịt gà ở đùi không co tụt lên.

cách luộc gà
Nên luộc gà với nước lạnh ngay từ đầu để không bị tróc da. Ảnh: Internet

Khi đã chắc chắn luộc gà được 10-15 phút, bạn tắt bếp ngay, đây cũng là thời gian luộc gà chuẩn nhất. Nhớ đừng vội vớt ra ngay, đậy vụng lại tiếp tục ngâm trong vòng 20 phút nữa. Điều này sẽ giúp da chín từ từ mà thịt không bị nát.

Sau 20 phút, lấy gà ra cho ngay vào tô nước lạnh, một bí quyết để da gà không bị xỉn màu và da vẫn giữ được độ ẩm mượt, không bị khô. Sau đó, để mâm gà cúng trở nên bắt mắt và hấp dẫn hơn. Các bạn nhớ dùng mỡ gà pha với chút nghệ để phết lên toàn bộ da da.

4. Cách đặt gà tréo cúng không phạm tổ tiên

Sau khi đã tiến hành tréo và luộc chín gà, giờ là lúc bạn có thể đặt gà lên mâm để cúng. Lúc này, gà đã được chéo đẹp mắt, da không bị bong nứt mà vẫn có độ bóng mượt. Sau khi đã để yên vị trên mâm, lúc này bạn có thể cho đầu gà ngậm thêm một cánh hoa hồng, để tăng thêm sự trang trọng và cũng thể hiện cho sự thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

cách đặt gà cúng
Đặt đầu gà ngậm bông hồng hướng về phía bàn thờ. Ảnh: Internet

Có một điều mà bạn nên chú ý, đó là đặt gà tréo cúng sao cho không phạm. Hãy đặt sao cho đầu gà quay về hướng bát nhang là nguyên tắc cơ bản nhất. Theo quan niệm của người xưa, nếu cho gà ngậm bông hồng, nằm ở tư thế cánh duỗi tự nhiên, chân quỳ chính là cách tréo gà cúng đẹp và ý nghĩa nhất. Được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”.

Trên đây là cách tréo gà cúng đơn giản nhất mà tất cả mọi người chắc chắn đều làm được, không quá khó. Một đĩa gà cúng được sắp xếp đẹp mắt, trang trọng cũng là một cách để thể hiện cho lòng thành của gia chủ, mong muốn ông bà, tổ tiên phù hộ. Với những nàng dâu mới, biết cách làm gà chéo cúng đẹp mắt, gọn gàng cũng là cách để cho thấy sự khéo léo, đảm đang của mình. 

Nguyễn Diên

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI