Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng này, ngoài việc sử dụng gối, cha mẹ cần hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ
Khi thấy bé bị nôn trớ, các ông bố bà mẹ thường sử dụng gối chống trào ngược mà không biết tại sao bé lại bị như vậy dẫn đến tình trạng đó cứ kéo dài. Hiện tượng nôn trớ này thường gặp nhất ở những đứa trẻ từ 0 tới 6 tháng vì thời điểm này vòng van giữa thực quản và dạ dày không chặt chẽ, hoạt động rất yếu nên không thể cản được thức ăn trào ngược lên và trào ra khỏi miệng bé. Nó còn được gọi là hiện tượng trào ngược dạ dày.
2. Những hậu quả khi bé bị nôn trớ
Chúng ta cũng biết rằng dịch trong dạ dày có chứa acid, trong khi đó ở thực quản lại có kiềm nên khi thức ăn bị trào ngược lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thực quản của bé. Những trường hợp thường gặp nhất là bị viêm thực quản, cảm giác bỏng rát nơi thực quản làm cho bé khó chịu, sợ sệt, quấy khóc và không dám bú hay ăn.
Nghiêm trọng hơn nữa, nếu lượng thức ăn trào lên miệng quá nhiều bé có thể bị sặc khiến bé khó thở, tức ngực, thậm chí là dẫn tới viêm phổi nếu nó lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Như vậy, hậu quả của hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là quá nguy hiểm và cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời, không chỉ là sử dụng đến gối chống trào ngược .
3. Cách khắc phục hiệu quả
- Mẹ nên bế con theo chiều đứng sau khi cho bé bú xong, đồng thơi đưa tay vỗ nhẹ vào phần lưng để bé có thể ợ hơi. Hành động này sẽ giúp bé giải thoát được một lượng hơi trong dạ dày cũng như giảm lượng hơi mà bé nuốt vào nên sẽ ít bị nôn trớ hơn.
- Luôn cho con nằm trong tư thế đầu cao hơn thân, nhất là sau khi ăn no, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng trào ngược thức ăn lên trên. Trong trường hợp trẻ bị nôn trớ nhiều cần phải cho trẻ nằm nghiêng để chất nôn không bị hít vào phổi gây ra viêm phổi. Một lưu ý quan trọng khác, không được bế xốc bé lên khi trẻ đang bị trào ngược dạ dày vì việc làm này tạo điều kiện cho dịch ói vào phổi một cách dễ dàng, đồng thời dễ khiến bé ngộp thở và tức ngực.
- Không nên ép bé ăn quá nhiều dẫn đến căng tức dạ dày. Khi cho bé bú cũng vậy, để bé bú từ từ và từng ít một, chia ra nhiều lần trong ngày.
- Bố mẹ hãy sử dụng đến các loại thuốc hỗ trợ theo sự cho phép của bác sĩ để giúp con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
- Cuối cùng, hãy tìm đến các loại gối chống trào ngược có thiết kế phù hợp với bé để giúp bé có tư thế nằm mà không bị nôn trớ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)