1. Dấu hiệu nôn trớ bình thường
Trẻ sơ sinh rất dễ nôn trớ và nôn trớ bất kỳ ở đâu. Có thể nói, đây là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh và có thể kéo dài tới 2 tuổi. Nôn trớ ngay sau khi bé vừa ăn xong, bé vặn người, bé trớ ra sữa vón cục (nếu uống sữa công thức)...
Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi, hiện tượng nôn trớ sẽ diễn ra nhiều hơn và giảm dần tới 2 tuổi. Với trẻ uống sữa ngoài thì nôn trớ diễn ra thường xuyên do hầu hết trẻ đều phải uống nhiều hơn lượng dạ dày cho phép.
Nôn trớ sẽ tự hết sau 6 - 24 giờ cha mẹ không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Miễn bé vẫn khỏe mạnh, tiếp tục lên cân, vui vẻ thì nôn trớ là bình thường.
2. Dấu hiệu nôn trớ bất thường
Trẻ nôn trớ ngoài việc do ăn quá nhiều, dạ dày không thể chịu được và trào ngược thức ăn lên đường miệng, trẻ có thể nôn trớ do một loại virus dạ dày, viêm nhiễm ở hệ hô hấp hoặc tiết niệu, tai.
Đặc biệt, khi trẻ càng lớn, hiện tượng nôn trớ càng nghiêm trọng, ngoài 2 tuổi trẻ vẫn nôn trớ thì đừng do dự đưa con đi bác sĩ.
Ngoài ra, nếu trẻ kèm theo một số dấu hiệu như: đau bụng quằn quại, ăn uống khó tiêu, trạng thái lơ mơ, mệt mỏi, nôn trớ liên tục trên 24 giờ, miệng khô, ít nước mắt, đi tiểu ít, xuất hiện máu hoặc mật khi nôn trớ... cần cho trẻ khám ngay lập tức.
Trẻ sơ sinh nôn trớ do hẹp môn vị
Ở một số trẻ sơ sinh sẽ nôn trớ liên tục trong 4 tháng đầu sau sinh và hầu hết đều nôn trớ sau khi ăn xong. Đây có thể là do chứng hẹp môn vị, một trong hững nguyên nhân gây nôn trớ sau 1 vài tuần bé chào đời và tới tận 4 tháng tuổi.
Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu ruột non. Khi cơ vòng dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất từ dạ dày xuống ruột gây ra tình trạng thức ăn dội ngược lại phía thực quản và nôn trớ.
Mặc dù tình trạng này khiến trẻ nôn trớ nhiều hơn nhưng thực sự nó không quá gây hại cho sức khỏe của trẻ và sẽ tự hết sau 4 tháng. Nếu sau 4 tháng trẻ vẫn nôn trớ liên tục, lên cân chậm thì mẹ mới cần đưa trẻ đi khám.
3. Làm thế nào để trẻ giảm nôn trớ?
Nôn trớ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mới làm mẹ và xảy ra ở tất cả mọi đứa trẻ dù nhiều hay ít và hoàn toàn có thể xử lý được.
- Không cho bé uống/ ăn quá nhiều vì sẽ khiến tình trạng nôn trớ diễn ra nhiều hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn để lượng thức ăn vào cơ thể vừa phải.
- Khi bé bú sữa/ ăn xong nên bế bé tựa vào vai mình và dùng tay vỗ nhẹ lưng giúp bé ợ hơi.
- Không cho bé nằm hoặc nô nghịch ngay sau khi bú sữa/ ăn dặm.
Sau khi trẻ nôn trớ, mẹ cần:
- Khi trẻ ngừng nôn trớ, cho trẻ uống một ngụm nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút - 1 tiếng.
- Nếu bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình với lượng vừa phải.
- Sau 12 - 24 giờ bé không nôn trớ, cho bé bú mẹ bình thường. Nếu trẻ ăn dặm thì nên cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu như sữa chua, trái cây. Tuyệt đối không cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào nếu không được bác sĩ cho phép.
Yeutre.vn (Tổng hợp)