Tế bào não của thai nhi hình thành và phát triển theo những cơ chế hết sức phức tạp, sự tác động có chủ đích hoặc không có chủ đích của những yếu tố bên ngoài thai nhi chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trính hình thành và phát triển ấy.
1. Thai nhi nghe nhạc giúp bé thông minh hơn ngay từ trong bụng mẹ?
Không có nghiên cứu nào đưa ra kết luận chắc chắn về vấn đề này. Tuy nhiên khi tế bào thính giác nói riêng, hay tế bào thần kinh của thai nhi nói chung biệt hóa đến một mức độ nào đó đủ tiếp nhận sự tác động trực tiếp của những âm thanh có tính nhạc, tạo nên những xung động thần kinh kích thích các tế bào não tăng cường phát triển và biệt hóa. Khi bị kích thích, tế bào não của thai nhi ở trạng thái hưng phấn sẽ tiết ra chất Endomorphin, có tác dụng duy trì sự hưng phấn đồng thời kích thích não phát triển tốt hơn. Nếu một bản nhạc được người mẹ yêu thích, bản thân các tể bào não của mẹ cũng tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu, nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, cũng giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.
Một thai phụ băn khoăn: ‘ Tôi nghe nói, cho thai nhi nghe nhạc rất tốt nhưng có nhất thiết phải chọn những loại nhạc êm dịu không. Một số nghiên cứu gợi ý rằng, nhạc Pop cũng có thể giúp bé thư giãn hoặc kích thích nhịp tim của bé đập nhanh hơn"
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, sự thay đổi nhịp tim ở bé có liên quan đến nhịp thở. Do đó, nếu phải nghe những bản nhạc sôi động trong thời gian dài thì có thể khiến bé mệt mỏi.
2. Thời điểm thích hợp để cho thai nhi nghe nhạc
Theo nghiên cứu, từ tuần thứ 16 trở đi, thai nhi đã có thể cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài, do đó giai đoạn thích hợp để các mẹ bầu bắt đầu cho bé nghe nhạc là từ tuần thứ 16-20 trở đi. Bởi vì thai nhi thường có khuynh hướng ngủ khi mẹ hoạt động và thức khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, nên các mẹ bầu nên chọn thời điểm khi cơ thể mình muốn nghỉ ngơi để nghe nhạc. Lúc đó, mẹ có thể để mình được thả lỏng một cách thoải mái nhất và chỉ tập trung vào tận hưởng những bản nhạc chứ không vướng bận với bất kỳ công việc nào khác, đó cũng là lúc mà bé yêu của bạn cảm nhận được các giai điệu một cách rõ nhất.
Việc nghe nhạc cũng sẽ giúp cho các mẹ bầu kết nối tình cảm với bé yêu của mình, các mẹ có thể vừa nghe nhạc vừa hát du dương hoặc đung đưa người theo điệu nhạc, như thế cũng sẽ tạo cho bé yêu của bạn rất nhiều hứng khởi đấy.
3. Nhạc nào tốt nhất cho thai nhi nghe?
Những người mẹ có kinh nghiệm chia sẻ, nếu cho bé nghe nhạc cổ điển thì dường như bé luôn chuyển động đều và lớn nhanh hơn. Loại nhạc “chát chúa” với cường độ mạnh ảnh hưởng không tích cực đến cả mẹ và bé. Hơn nữa, nghe nhạc với cường độ mạnh thường khiến nhịp tim của bé đập nhanh hơn, nên dễ làm bé bị giật mình. Loại nhạc mang âm hưởng nhà thờ cũng có tác động tốt đến bé. Cha mẹ có thể kết hợp cho bé nghe nhạc cổ điển, nhạc Pop và âm nhạc nhà thờ (như những bài thánh ca).
4. Làm thế nào để bé nghe được âm nhạc?
Đừng hy vọng bé sẽ nghe được nhạc nếu mẹ sử dụng tai nghe cá nhân. Thai phụ có thể đặt tai nghe ở bụng bầu (để cho bé được nghe nhạc một mình) hoặc bật nhạc qua loa ngoài để mẹ và bé cùng thưởng thức. Nếu bạn điều chỉnh âm thanh ở mức vừa phải thì bé cũng cảm nhận được âm thanh ở mức như vậy.
5. Thời gian cho bé nghe nhạc thế nào là hợp lý?
Mặc dù vậy, nghe nhạc nhiều chưa hẳn đã là tốt, quan trọng là mức độ tập trung của bạn khi nghe, mỗi ngày chỉ cần dành 20-30 phút để nghe nhạc và nếu bạn thật sự cảm thụ bản nhạc đó bằng tâm hồn của mình, bé yêu của bạn cũng thế, hiệu quả của việc nghe nhạc cũng sẽ được phát huy.
Thai phụ có thể cùng bé nghe nhạc 2 lần mỗi ngày: một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, mỗi lần khoảng 10 phút là thích hợp. Không nên lạm dụng âm nhạc dành cho bé vì bé cần thời gian yên tĩnh để ngủ; ngoài ra, âm nhạc “quá liều” sẽ khiến bé thay đổi nhịp thở.
Điều độ là chìa khóa khi sử dụng âm nhạc cho mẹ và bé. Thay vì ép thai nhi phải nghe thật nhiều nhạc, áp tai nghe vào thành bụng hoặc mẹ phải cố nghe thật nhiều (kể cả những bản nhạc khiến mẹ khó chịu), thì hãy để cho bé được tiếp thu âm nhạc một các tự nhiên hơn. Ví dụ như mẹ có thể chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong lúc tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hay mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích để cả hai mẹ con cùng nghe, đừng bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình nhất định phải nghe. Mẹ hãy nhớ thai nhi đang là một phần của cơ thể mẹ, mọi hoạt động thể chất của mẹ thai nhi đều có thể cảm nhận thấy.
Phạm Hà /Tổng hợp