5 dấu hiệu bất thường khi trẻ nôn trớ mẹ cần cảnh giác

(Yeutre.vn) Tình trạng nôn trớ tuy khá thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng các mẹ không nên cho là bình thường mà thiếu cảnh giác. Bởi có những dấu hiệu khi nôn trớ cho thấy tình trạng sức khỏe của trẻ đang có vấn đề, thậm chí nguy hiểm.

banner ads

Dựa vào những dấu hiệu dưới đây, các mẹ có thể biết đâu là nôn trớ bình thường và bất thường cần đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế sớm.

Khi trẻ nôn trớ nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe trẻ có vấn đề.

Khi nào là bình thường?

Biểu hiện:

banner ads

Trẻ có thể nôn trớ sau khi uống sữa, ăn, hay bé vặn người, vận động vui chơi. Bé nôn ra một sữa, thức ăn, có thể làm cho bé sợ, khóc.

Nguyên nhân:

Có thể do bé uống sữa, ăn quá no, mệt mỏi, căng thẳng, đầy bụng, ho, bị bệnh, rối loạn tiêu hóa, khóc, đi xe ô tô…

Xử lý:

Thông thường sau khoảng 6 - 24 giờ, bé sẽ hết nôn trớ mà mẹ không cần dùng bất kỳ biện pháp nào. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, chơi đùa vui vẻ, tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng về việc này.

Những dấu hiệu bất thường cần cảnh giác

Nếu thấy bé có những biểu hiện kèm theo khi nôn trớ dưới đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để bác sĩ can thiệp kịp thời.

Nôn trớ kèm máu:

Nếu gặp tình trạng này, có thể do bé gặp vấn đề như nhiễm khuẩn dại dày hoặc các mô trong dạ dày bị thương nên khi bé nôn sẽ kèm có máu. Mẹ không nên tự ý mua thuốc hay tùy tiện dùng biện pháp nào mà nên đưa bé đi khám ngay.

Nôn trớ ngay sau khi bú sữa:

Nguyên nhân do cơ van giữa dạ dày và ruột dày hơn, gây hẹp lại dẫn đến nôn, nôn thành vòi rồng. Trường hợp này, có thể bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để mở rộng cơ van này.

Trẻ nôn trớ sau khi bú xong có thể dạ dày trẻ đang có vấn đề.

Nôn trớ kèm sốt, tiêu chảy:

Tình trạng này có thể do bé bị viêm dạ dày. Thông thường, các triệu chứng nôn, tiêu chảy kéo dài 1-5 ngày, làm bé sốt, mất nước.

Nôn trớ có dịch vàng xanh:

Có thể do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, xoắn ruột, gan, mật bài tiết hoặc nghẽn phân xu. Bé cần được phẫu thuật để trở lại tình trạng bình thường nên mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Phát ban:

Ban có thể nổi quanh miệng, cổ, đầu gối, khuỷu tay sau khi bé nôn có thể do bị dị ứng sữa hay thức ăn. Cần đưa bé đi khám ngay nếu có dấu hiệu khó thở, sưng miệng bởi đây là biểu hiện dị ứng nặng, nếu không được can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, thậm chí tử vong.

Yeutre.vn

Lưu ý khi bé bị nôn

- Sau khi bé hết nôn, nên cho bé uống một ít nước lọc hoặc nước điện giải để tránh bị mất nước.

- Không nên ép bé ăn hay uống sữa ngay, nhiều một lúc sau khi bé hết nôn. Nên cho bé ăn mỗi lần một ít để dạ dày của bé hoạt động bình thường trở lại. Sau từ 12-24 tiếng, nếu thấy cơ thể bé ổn định trở lại, không nôn thì cho bé ăn chế độ như bình thường.

- Mẹ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa.

- Nên vỗ nhẹ vào lưng của bé sau khi ăn, uống sữa.

- Giữ cho bé ngồi yên, không chạy nhảy, đùa giỡn từ 20-30 phút sau khi ăn để tránh bé nôn trớ trở lại.

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI