Cách chăm sóc bé 2 tháng tuổi dành cho các mẹ lần đầu

Chăm sóc bé 2 tháng tuổi tuy hơi vất vả nhưng mang đến những khoảnh khắc tuyệt vời đáng nhớ cho những người làm cha mẹ, nhất là những ai có con lần đầu. Sự phát triển thể chất và giác quan sau đầy tháng của bé sẽ làm mẹ bận rộn hơn. 

banner ads

Sang tháng thứ 2, mẹ bắt đầu cảm nhận được tính cách của bé dần thể hiện rõ nét. Bé đã có đôi chút đòi hỏi, sự hờn giận hay có những phản xạ khi nghe người thân nói chuyện với bé. Cách chăm sóc bé 2 tháng tuổi, vì vậy cũng mang đến cho mẹ nhiều điều thú vị.

1. Đặc điểm của bé 2 tháng tuổi

Vào giai đoạn trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bé sẽ có những đặc điểm phát triển tri giác như:

1.1 Nhận biết màu sắc

Trong khoảng thời gian này nhiều cha mẹ nghĩ trẻ còn quá nhỏ biết được màu sắc, nhưng thật ra về cơ bản, bé có thể nhận biết được hai màu đen và trắng. Lúc này, mẹ có thể mua đồ chơi và cùng chơi với bé. Với đội mắt mở to và nhìn chăm chú đồ vật nhỏ treo trước mắt trẻ, đôi khi bé hay chạm nhẹ cũng đủ khiến mẹ cảm thấy bé đã biết thật nhiều, đã biết chơi và hứng thú với đồ mẹ đã mua.

1.2 Biết cử động cầm nắm

Bé 2 tháng tuổi đã cứng cáp hơn là mẹ tưởng tượng. Bé đã biết nắm khẽ tay mẹ, đôi khi khiến mẹ giật mình bé nắm tóc hay vạt áo của mẹ nữa. Đôi bàn tay nhỏ xinh thi thoảng xòe rộng các ngón tay hay nắm tròn bàn tay. Ở 2 tháng rưỡi, nếu mẹ cho bé cầm đồ chơi lúc lắc vừa tay, con có thể nắm chặt, lắc qua lắc lại mà không rơi. Đôi lúc mẹ còn thấy con tự nắm tóc nắm tai mình, đây vừa là sự khám phá của bé, vừa là biểu hiện của sự phát triển thể chất cụ thể ở cử động cầm nắm của con. 

banner ads
bé 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi bắt đầu có những phát triển về nhận thức - Ảnh Internet

1.3 Thay đổi thói quen ngủ

So với tháng đầu tiên, bé ngủ ít hơn một chút, thông thường bé ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày. Ban ngày thường ngủ 3 – 4 giấc, mỗi giấc khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Sau khi tỉnh giấc vào ban ngày, bé chơi khoảng 1,5-2 tiếng rồi ngủ tiếp. Còn ban đêm, thời gian ngủ của từ 10-12 tiếng. Theo dõi khoảng 1 tuần sự thay đổi này, mẹ có thể điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng bé.

1.4 Bé có thể khóc nhiều và bắt đầu mút tay

Một số bé khóc nhiều ở tháng đầu tiên, nhưng cũng có bé khóc nhiều ở tháng thứ 2 hoặc sang đến tháng thứ 3. Mẹ cũng đừng lo lắng thái quá, bé khóc có thể vì con muốn được đáp ứng nhu cầu nào đó của mình như đói và cần ăn, muốn ngủ, khó chịu vì tã bỉm bị ướt, muốn được chú ý, ôm ấp vỗ về,...Hãy quan sát con thật kỹ, lưu ý cữ ăn của bé và chú ý tã bỉm, để bảo đảm mọi thứ với con đều ổn. Hãy ôm ấp để con yên tâm hơn, con sẽ thôi khóc. 

Mẹ cũng có thể thấy, ở tầm khoảng 2.5 tháng, trẻ có biểu hiện là thường xuyên đưa tay vào miệng. Hành động đưa tay vào miệng của bé cũng khá phong phú và thú vị. Con ngậm tay không hẳn vì con đói, mà là con đang khám phá sự mới mẻ của việc mút tay này, cũng như với một số bé, hành động mút tay là cách giúp trẻ tự trấn an mình. Hay đơn giản đó là một trong những cử động liên quan đến phát triển thể chất của bé, thể hiện ở việc nắm xòe tay và thao tác đưa vào miệng. 

2. Cách chăm sóc bé 2 tháng tuổi

Ngoài lượng sữa bú mỗi cữ hay cho bé ngủ đủ giấc, cũng có một số vấn đề đáng lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, để đám bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện.

2.1 Giao tiếp với bé

Để giúp bé phát triển về cảm xúc, nhận thức, mẹ thường xuyên nói chuyện với bé. Hãy giữ thói quen kể chuyện cho con nghe. Mẹ cũng chú ý ngữ điệu hay khi nói chuyện, kể chuyện cho con nghe nhé. Tăng cường giao tiếp mắt, mẹ sẽ thấy bé đáng yêu vô cùng vì bé cũng đã biết tiếp xúc bằng mắt rất thân thương và chưa chan tình cảm. Bé 2 tháng tuổi có những thay đổi trong sự phát triển của con khiến mẹ phải ngạc nhiên, từ những cử chỉ nhỏ nhưng rất đáng lưu ý như thế. 

2.1 Chọn đồ chơi

Mẹ nên chọn đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, có nhiều màu sắc làm bé thích thú khi chơi. Đồ chơi có âm thanh giúp cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé, màu sắc sẽ giúp con phát triển thị giác và đồ chơi dễ cầm, có thể cầm nắm được giúp con phát triển thể chất, cử động của đôi bàn tay cho thuần thục và khéo léo hơn.

bé 2 tháng tuổi chơi đồ chơi
Chơi với đồ chơi có âm thanh là cách chăm sóc bé 2 tháng tuổi phát triển thính giác - Ảnh Internet

2.2 Tiêm phòng cho bé

Có ba loại vắc-xin cần tiêm cho bé trong thời gian này. Mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện để tiêm cho con đó là vắc-xin 5 trong 1 (hoặc 6 trong 1), vắc-xin phòng bệnh bại liệt và vắc-xin phòng bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, thời điểm 2 tháng tuổi cũng là thời gian con nên được uống vắc xin Rota. Mẹ nên theo dõi sổ tiêm phòng, lịch tiêm phòng cho trẻ, để ghi nhớ các mũi tiêm dễ dàng hơn.

2.3 Dinh dưỡng cho bé từ việc bú sữa mẹ

Bé 2 tháng tuổi có sự thay đổi khá rõ rệt về nhu cầu ăn uống. Lúc này, bé biết cảm giác đói là thế nào và muốn được ăn nhiều hơn. Trẻ sơ sinh biết khóc khi đói, đòi mẹ cho bú. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng xác định nhu cầu và cho con ăn bất cứ khi nào thấy bé khóc. Khi cho con  bú sữa mẹ , hãy cho bé bú cả hai bên ngực. Mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đủ chất của mình, luôn duy trì việc uống sữa, đủ nước, cân bằng rau xanh, tinh bột, đạm, chất béo để đảm bảo nguồn sữa dồi dào đủ chất cho con. 

2.4 Chăm sóc giấc ngủ cho bé 

Khoảng thời gian 2 tháng tuổi trở lên, bé có nhu cầu ăn đêm tăng về lượng, giảm cữ bú. Nhiều bé chỉ cần 1 lần bú no và bé có thể ngủ 5-6 tiếng, ngủ ngoan giấc dài.

Qua tháng thứ 2, đa phần trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển thời gian ngủ dài hơn. Con có thể ngủ bất cứ lúc nào (từ 1-3 giờ) trong ngày, có dấu mệt mỏi 30 phút -1 giờ sau khi ăn. Lúc này là thời điểm tốt nhất để mẹ đặt con lên giường để đi ngủ. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể ngủ từ 9-18 giờ/ ngày được coi là bình thường. Một điều khác liên quan đến giấc ngủ của bé là, bé cũng có thể tự ru mình ngủ, nên mẹ hãy tập thói quen này cho bé nhé. 

giấc ngủ trẻ 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi ngủ ngon sau khi ăn - Ảnh Internet

Với những cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi trên, Yeutre.vn hy vọng các mẹ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé yêu của mình. Mẹ thấy đấy chăm bé sơ sinh nghe qua có vẻ tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng lại đòi hỏi mẹ phải tốn nhiều công sức và tâm huyết trong đó mới mong nuôi nấng bé phát triển khỏe mạnh. Chúc cho bé khỏe, mẹ vui và luôn hạnh phúc.

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI