Các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ mẹ cần lưu ý

Làm thế nào nhận biết các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sớm nhất để chữa trị cho bé kịp thời? Đây là câu hỏi mà bất cứ cha mẹ nào cũng đặt ra khi chăm sóc con nhỏ, nhất là vào những khoảng thời gian có dịch bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết mà khi ba mẹ đưa con đến bệnh viện thì bệnh của bé đã trở nên nghiêm trọng, thậm chí nguy kịch. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng rất xấu đến kết quả điều trị và sức khỏe của bé sau này. Vậy lưu ý nào giúp ba mẹ phát hiện sớm khi bé bị bệnh, cách chữa trị cũng như phòng bệnh cho trẻ sao cho hiệu quả. Mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan sau đây nhé. 

banner ads
đo nhiệt độ cho bé
Đưa bé vào viện quá trễ khi bị sốt xuất huyết sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị - Ảnh Internet

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt xuất huyết

Chắc chắn mẹ đã biết sốt xuất huyết là căn bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Cơ chế lây nhiễm của căn bệnh này hoạt động được dựa trên một “nhân vật trung gian”, đó chính là muỗi vằn. Loài muỗi này sẽ giúp sốt xuất huyết được lan rộng ra bằng cách hút máu của người bệnh (đã có Dengue trong máu) chuyển sang cho người đang khỏe mạnh, khiến họ bị lây nhiễm sốt xuất huyết. Đồng thời, trong số đó thì trẻ nhỏ là một “đối tượng tiềm năng” nhất để mũi vằn truyền bệnh.

Và có những nguyên nhân chủ yếu, khiến trẻ dễ bị sốt xuất huyết như:

Thứ nhất, trẻ em thường hiếu động và vui chơi tích cực dẫn đến thân nhiệt và nhịp thở thường cao hơn người lớn, cộng thêm việc trẻ cũng hay ra mồ hôi và da thịt thì non nớt, mềm mại chắc chắn sẽ luôn “gây chú ý” và hấp dẫn được các loài muỗi nói chung và muỗi vằn nói riêng.

mát xa cho bé
Da thịt mềm mại của trẻ em luôn hấp dẫn với muỗi vằn truyền bệnh - Ảnh Internet

Thứ hai, đối với các bé lớn một chút khi đã biết bò, biết đi thì chắc chắn trí tò mò, sự nghịch ngợm và ham chơi của bé sẽ rất cao. Do đó mà những chỗ tối tăm như gầm bàn, gầm tủ, buồng tối…sẽ là những nơi luôn thu hút bé tìm đến để “khám phá”. Trong khi, đây cũng chính là nơi trú ngụ và hoạt động của muỗi vằn, vì vậy, ở trường hợp này, trẻ cực kì dễ bị muỗi chích nên khả năng bị sốt xuất huyết rất cao.

2. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên ở trẻ đó là bé bị sốt cao đột ngột với nhiệt độ cơ thể nóng từ 38- 39 độ C. Đồng thời, sẽ có các dấu hiệu đáng ngại khác kèm theo như mặt đỏ bừng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn trớ, ho, sổ mũi hay thậm chí là tiêu chảy. Lúc này, các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở bé chưa có khác biệt nhiều so với các bệnh khác nên mẹ sẽ rất khó để nhận ra.

Tiếp theo, trên cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện các chấm đỏ (khi dùng ngón tay ấn vào nó không biến mất), đặc biệt chúng sẽ nổi nhiều ở tay, chân, nách, ngực và thắt lưng. Thêm vào đó, nhiều bé còn bị cả xuất huyết niêm mạc dẫn đến chảy máu mũi, máu răng (đối với bé đã mọc răng) hay đi ngoài ra máu.

muỗi chích bé
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh sốt xuất huyết luôn khiến mẹ dễ nhầm lẫn với những bệnh khác - Ảnh Internet

Sau 3- 7 ngày bị bệnh thì trẻ sẽ bớt nóng sốt nhưng ở trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như lừ đừ mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, tay chân lạnh cóng, mạch đập yếu và không thể đo được huyết áp. Đây đều là những dấu hiệu để cảnh báo cho mẹ mối nguy hiểm, nên nếu tình trạng bé nhà bạn đã đến mức độ này, thì mẹ phải cho con nhập viện gấp, để được cấp cứu kịp thời.

3. Giải pháp cho trẻ bị sốt xuất huyết

Nếu các mẹ nhanh nhạy phát hiện ra rằng bé nhà mình đang có những biểu hiện liên quan đến triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, thì hãy mau chóng thực hiện các biện pháp sau để hạn chế việc bệnh bé trở nên nặng hơn:

Cho bé uống nhiều nước: Nước luôn là “liều thuốc” tốt nhất đối với sức khỏe của con người. Dù cho bé bị bất cứ bệnh nào chứ không riêng gì bệnh sốt xuất huyết thì mẹ đều phải giúp con uống thật nhiều nước.

Việc uống nước không chỉ giúp bé bù lại lượng đã mất mà nó còn có tác dụng thanh lọc, làm mát cơ thể của trẻ nữa đấy các mẹ. Đặc biệt là các nước trái cây giàu vitamin như nước cam, chanh…thì luôn có ích trong việc tăng sức đề kháng của các bé, nên mẹ hãy bổ sung thức uống này thường xuyên cho con nhé.

cho bé uống thuốc
Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc hạ sốt - Ảnh Internet

Giúp bé hạ sốt: Tuy không có thuốc đặc trị sốt xuất huyết ở nhà nhưng mẹ cũng có thể cho bé uống thuốc hạ sốt nha. Lưu ý là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc đối với bé còn quá nhỏ. Ngoài ra, mẹ cũng nên lau mát cơ thể cho bé bằng nước ấm để giúp con hạ nhiệt tốt hơn nhé. Nếu trong trường hợp bệnh trở nặng thì mẹ hãy nhanh chóng cho con nhập viện để được chữa trị kịp thời.

Phòng bệnh cho bé: Phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ luôn được khuyến khích hơn là chữa bệnh. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý một vài điều sau để bé không bị sốt xuất huyết nhé:

  • Luôn trông chừng bé để con không tìm đến những góc tối để chơi.
  • Mắc mùng cho con khi bé đi ngủ.
cho bé ngủ trong mùng
Mẹ nên cho con nằm trong mùng khi ngủ để tránh việc bé bị muỗi cắn - Ảnh Internet
  • Có thể hỏi ý kiến bác sĩ để xem xét việc bôi thuốc chống muỗi cho bé.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, tránh giăng móc nhiều quần áo và đặc biệt là phải giữ cho các xô/ lu nước sạch sẽ để hạn chế việc muỗi trú ngụ và đẻ trứng.

Qua việc chia sẻ thông tin về bệnh sốt xuất huyết trong bài viết này, Yeutre.vn hy vọng sẽ giúp mẹ nắm vững được các kiến thức cơ bản về triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, cũng như giải pháp chữa trị, phòng bệnh cho bé, để con không bao giờ rơi vào tình trạng nguy hiểm khi bị sốt. Chúc bé của mẹ nếu có bị bệnh cũng sẽ mau lành và luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn nhé.

Hoàng Oanh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI