Nguyên nhân sốt xuất huyết và cách điều trị

Sốt xuất huyết là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không được chữa trị sớm rất nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ. Dưới đây là những điều mẹ cần biết về bệnh sốt xuất huyết.

banner ads

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền virus dengue sang người

Sốt xuất huyết là do virus dengue có trong muỗi vằn gây ra, cho đến bây nay, sốt xuất huyết vẫn còn gây hại cho sức khỏe và tính mạng nhiều người.

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết được chia làm hai loại là sốt xuất huyết trong và sốt xuất huyết ngoài da .

- Sốt xuất huyết ngoài da: biểu hiện là ở da xuất hiện những đốm nhỏ li ti, khi dùng tay ấn lên không thay đổi màu, bệnh ngày càng lan rộng ra cả lòng bàn tay và lòng bàn chân kèm theo sốt.

- Sốt xuất huyết trong: đi đại tiện ra máu và sốt xuất huyết não

+ Nếu bạn phát hiện bé có những biểu hiện như da xanh xao, xuất hiện nốt ban trên da và đi đại tiện ra máu kèm theo sốt thì đây là dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết trong.

+ Còn với trường hợp sốt xuất huyết não có các biểu hiện sau: trẻ bị sốt kèm nhức đầu, chân tay bị co cứng, không cử động được. Nếu không đi cấp cứu ngay trẻ sẽ tử vong tại chỗ.

Ngoài ra các mẹ có thể nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết qua các triệu chứng phổ biến sau:

- Trẻ bị sốt cao, cơ thể mỏi mệt và đau nhức, có thể buồn nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ.

- Sốt kéo dài từ 3 – 8 ngày, kèm nổi mẩn lan rộng ra ngoài theo hướng ly tâm, xuống cả lòng bàn tay và bàn chân.

Trẻ bị sốt xuất huyết thường có các đốm nhỏ li ti ngoài da và sốt cao

- Trẻ đang sốt cao chuyển sang hạ sốt kèm mệt mỏi, ngủ li bì, chân tay lạnh có thể nôn ói hoặc đi ngoài ra máu. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị chảy máu chân răng, đau bụng và nướu răng.

Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết

- Nếu các mẹ phát hiện con mình có những biểu hiện nêu trên, cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị sớm. Nếu để lâu, bé sẽ bị nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong.

- Hạ sốt cho bé bằng cách dùng khắn ấm chườm lên trán, hoặc cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt, tuyệt đối không cho trẻ uống Aspirin (vì có thể gây xuất huyết).

- Các mẹ không được cúng bái để xua đuổi ta ma khi trẻ bị sốt, không mặc nhiều quần áo cho trẻ và không kiêng kị ăn uống.

-Khi trẻ bị sốt xuất huyết cần xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh cụ thể như sau:

+ Nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi, không chơi đùa và vân động quá sức để tránh kiệt sức.

+ Cho bé ăn những thức ăn như: súp, cháo, sữa, uống nhiều nước và nước điện giải để bù mất nước cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé uống nước cam vắt, nước chanh đường và nước dừa cũng rất tốt.

- Khi trẻ bị sốt mẹ cần theo dõi nếu như bé có các biểu hiện như: ngủ li bì, cơ thể mệt mỏi nhiều hơn kèm nôn ói, da chuyển màu bầm tím, môi thâm tím thì nên đưa con đến bệnh viện ngay tức thì.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ

- Nếu gia đình bạn sống ở những nơi ẩm thấp, gần sông nước ô nhiễm, nơi có nhiều muỗi nên nằm ngủ bằng màn (mùng) để tránh bị muỗi đốt, nên cho bé mặc quần áo dài tay khi đi ngủ.

Giữ cho không gian sống sạch sẽ là cách phòng trách sốt xuất huyết hiệu quả nhất

- Dùng kem chống muỗi dành riêng cho bé

- Dùng thuốc tẩm màn (mùng) để diệt muỗi theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Đậy kín lu, vại, bể chứa nước, phát quang bụi rậm và giữ cho không gian sống thật sạch sẽ, thoáng mát.

- Hoặc bạn có thể dùng vợt, nhang trừ muỗi, tuy nhiên nếu đốt nhang cần để không gian thoáng đãng, nếu không có thể gây ngạt thở và ngộ độc mùi hương cũng rất nguy hiểm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI