Các triệu chứng bà bầu nào cũng ghét trong 3 tháng cuối thai kỳ

Các triệu chứng thai kỳ xuất hiện suốt trong 9 tháng mang thai thường khiến bà bầu khó chịu. Nhưng 6 triệu chứng dưới đây khiến bà bầu khó chịu hơn cả.

banner ads

Khó ngủ

47126-1-5.jpg

Mẹ bầu khó ngủ hơn trong thai kỳ.

Chuột rút, tiểu nhắt, cơ thể nặng nề, chứng táo bón, đầy bụng, lo lắng về ngày sinh nở sắp tới… là những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ vào ba tháng cuối thai kỳ. Tình trạng mất ngủ có thể trầm trọng khiến ảnh hưởng thực sự đến sức khỏe của mẹ và bé.

Để hạn chế tình trạng mất ngủ mẹ bầu nên kê cao gối khi ngủ một chút để tránh sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra. Việc thư giãn như đọc sách, vận động nhẹ nhàng, tắm hay ngâm chân bằng nước ấm cũng rất tốt cho mẹ bầu. Mẹ cũng nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ và có gối tựa lưng để dễ chịu, thoải mái hơn.

Hạn chế uống nước nhiều buổi tối, không nên sử dụng thiết bị điện tử trên giường, nên ngủ đúng giờ giấc và tập thể dục điều độ để có thể duy trì giấc ngủ tốt cho mẹ bầu.

Khó thở

Tử cung trở nên lớn hơn gây chèn ép hoạt động của cơ hoành vào ba tháng cuối cùng với sự thay đổi hormone vốn gây ra chứng khó thở ở mẹ bầu thời gian trước đó khiến chứng này nghiêm trọng hơn vào ba tháng cuối thai kỳ.

Để khắc phục triệu chứng này mẹ bầu nên làm việc chậm rãi để giảm căng thẳng cho cơ thể, không nên làm việc nặng nhọc hay đi lại quá nhiều.

Khi ngồi nên đẩy vai ra sau nếu thấy khó thở, nên chèn gối khi ngủ để giảm áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Việc tập thể dục đều đặn cũng giúp cho mẹ bầu kiểm soát được hơi thở và cung cấp nhiều oxy cho phổi hơn. Mẹ nên tập yoga, đi bộ hay bơi lội nhẹ nhàng nhé.

Khó đi lại

47128-1-7.jpg

Các tháng cuối mẹ bầu nên đi lại chậm rãi.

Biểu hiện này rất rõ rệt vào ba tháng cuối thai kỳ. Lúc này bụng bầu của mẹ đã rất lớn, đôi chân trở nên phù nề và vì vậy mẹ khó giữ thăng bằng, dễ vấp ngã khi di chuyển. Các cơn đau nhức cơ cũng khiến mẹ bầu khó có thể hoạt động nhanh nhẹn được.

Để khắc phục điều này mẹ bầu nên giảm bớt tình trạng phù nề bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng cho cơ thể, ăn uống cân bằng, tránh ăn mặn.

Ngoài ta nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại nhiều. Mẹ có thể massage để giảm các cơn đau.

Tiểu són

Chứng tiểu són đặc biệt xuất hiện thường xuyên vào cuối thai kỳ. Vùng cơ đáy xương chậu phải căng ra quá mức để nâng đỡ thai nhi khiến cho mẹ bầu phải chạy gấp vào nhà vệ sinh khi ho, cuối xuống… làm gia tăng thêm một chút áp lực lên khu vực này.

Các bài tập Kegel để tăng cường cơ bắp vùng xương chậu là giải pháp tự nhiên cho mẹ bầu để xử lý sự cố.

Nhưng nếu chưa theo đuổi được các bài tập Kegel mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để khắc phục. Nên thay băng thường xuyên và chọn quần lót có độ co giãn tốt để tránh gây khó chịu cho vùng kín. Nếu tiểu són có biểu hiện trầm trọng, tốt nhất mẹ bầu nên chia sẻ với bác sĩ.

Ngứa bụng

Sự gia tăng kích cỡ vòng bụng cũng khiến cho cảm giác ngứa ngáy khó chịu gia tăng vào các tháng cuối thai kỳ.

47127-1-6.jpg

Mẹ có thể bị ngứa bụng hơn vào các tháng cuối thai kỳ.

Mẹ có thể giảm triệu chứng bằng cách bôi kem dưỡng ẩm toàn thân. Chú ý chọn loại kem dưỡng ẩm chất lượng tốt và không có thành phần gây hại cho mẹ bầu nhé. Mẹ cũng nên tránh bôi xà phòng lên vùng bụng khi tắm vì có thể khiến cho da thêm khô và gây ra ngứa ngáy nhiều hơn.

Ngáy ngủ

Ngáy ngủ cũng là một biểu hiện sẽ bất thường hơn vào ba tháng cuối. Nguyên nhân là do tắc nghẹt mũi, bị ảnh hưởng với chu vi bụng và tử cung tăng lên.

Mẹ bầu nằm nghiêng có thể giữ được hô hấp lưu thông và giảm triệu chứng ngáy. Mẹ cũng nên kê gối cao hơn đầu để cải thiện triệu chứng này.

Dù có nhiều vấn đề về sức khỏe hơn trong giai đoạn cuối thai kỳ nhưng mẹ bầu không cần phải quá lo lắng nhé. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi mẹ sinh em bé đấy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI