1. Trung Quốc - một trong các nước ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam nhất
Các nước ăn Tết Âm Lịch giống Việt Nam nhất làm người ta nghĩ đến ngay là đất nước Trung Quốc. Tại đây, Tết được xem là dịp lễ lớn bậc nhất trong năm. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là Xuân Tiết (Tết Xuân), vào những ngày này như một nét văn hóa đặc trưng, người dân cùng nhau đến chùa cầu nguyện cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Trước ngày Tết vài ngày, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, tươm tất và trang trí những hình ảnh xuân vô cùng rực rỡ. Bởi, họ cho rằng bụi bậm và rác là những điều xui xẻo của năm cũ cần được vứt đi, đón chào sự may mắn từ năm mới. Đất nước Trung Quốc ăn Tết cũng có rất nhiều phong tục, hoạt động giống với nước ta như: múa lân, chúc Tết, trang trí hoa đào, hoa mai trong nhà, làm bánh, nấu nhiều món ăn đặc trưng,...
Một trong những điều ý nghĩa nhất của ngày Tết là vào thời khắc giao thừa, mọi người thân cùng nhau sum họp bên mâm cơm ấp áp của gia đình, cùng nhau đón chào thời khắc chuyển giao của thời gian. Đối với người Trung Quốc, bữa ăn này rất quan trọng bởi nó nói lên tình cảm gắn bó, gia đình sung túc và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, một trong những phong tục mà trẻ em háo hức nhất cũng được gìn giữ và phát huy. Đó là người lớn sẽ bỏ tiền lì xì vào phong bì tặng cho những đứa trẻ con hoặc người nhỏ tuổi đến chúc Tết.
2. Hồng Kông
Hồng Kông là khu vực từng trở thành thuộc địa của Anh, tuy nhiên từ trước nó vẫn thuộc vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Vì vậy, người dân Hồng Kông vẫn gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, truyền thống ăn Tết Âm Lịch theo lịch âm hằng năm.
Vào ngày Tết ở Hồng Kông có 3 lễ hội đặc trưng thể hiện nền văn hóa nước nhà là lễ hội pháo hoa, lễ hội chào mừng năm mới, lễ hội đua ngựa đầu xuân.
Trong đó lễ hội pháo hoa sôi động, lung linh sẽ được diễn ra ở cảng Victoria giữ khu vực Tsim Sha Tsui và Wan Chai khi đất nước nước vào thời khắc đầu năm mới.
Còn đối với lễ hội hoa, người ta lựa chọn tổ chức rơi vào thời điểm khoảng ngày 25 đến 30 Tết. Lúc này, có rất nhiều loài hoa mang những ý nghĩa khác nhau được trang trí, bày bán. Ví dụ như hoa đào biểu trưng cho sự thơ mộng, ngọt ngào, hoa thủy tiên, mẫu đơn, cây quất giúp mang lại điều may mắn, còn cây quýt trái sum sê đặc trưng của sự sung túc, phồn vinh cho gia đình.
Theo tính ngưỡng của người Hồng Kông, khi lễ hội đua ngựa đầu xuân diễn ra nếu bạn đến xem và đặt cược con ngựa mình thích, thì may mắm và hạnh phúc sẽ đến với bạn trong năm nay. Với các nước ăn Tết theo lịch âm rộn ràng như Hồng Kông hứa hẹn sẽ mang lại những điều thú vị, cũng như một bản sắc văn hóa dân tộc rất riêng cho Tết 2020 năm nay.
3. Đài Loan
Đối với người Đài Loan, từ lâu họ đã xem Tết Âm lịch là lễ hội lớn nhất trong năm. Vào dịp này, các thành viên trong gia đình dù có đi xa hay bận bịu công việc cũng phải sắp xếp về đoàn viên với gia đình. Họ sẽ ngồi lại bên nhau, chia sẻ những vui buồn, thất bại lẫn thành công và dành cho nhau những lời động viên vô cùng trìu mến.
Đặc biệt, người dân Đài Loan rất quan trọng việc đoàn tụ gia đình. Nếu một người thân trong nhà không thể về kịp, mọi người sẽ vẫn chừa một ghế trống trong bàn ăn cho người đó. Điều này thể hiện các thành viên trong nhà vẫn tụ họp đông đủ, không thiếu vắng ai.
Ngoài ra, ở đây mọi người còn yêu chuộng việc trang trí treo các cuộn giấy màu đỏ của cửa nhà mình. Trên các cuộn giấy sẽ chứa những thông điệp, lời chúc năm mới ý nghĩa như năm mới phát tài, thành công, dồi dào sức khỏe,...Lời chúc cho tất cả mọi người dân trên toàn đất nước.
4. Campuchia
Trong danh sách các nước ăn Tết Âm Lịch điển hình không thể không kể đến đất nước Camphuchia. Người dân nơi đây tính dịp lễ này theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là lễ hội Chol Chnam Thamy.
Người dân Campuchia đón lễ Chol Chnam Thamy vô cùng hoành tráng. Bởi họ quan niệm rằng, vào đúng thời điểm giao thừa, sẽ có một vị thần mới được phái xuống nhân gian thay thế vị trí của vị thần cũ chăm lo cho đời sống người dân năm đó.
Cũng vào thời gian này các gia đình theo thông lệ sẽ thắp hương cúng trên bàn thờ thiên, mâm lễ vật được chuẩn bị kỹ lưỡng, bày biện đẹp mắt. Điều này thể hiện cho lòng thành kính của người dân, mong cầu mọi điều tốt lành trong năm mới, công việc "xuôi chèo mát mái", gia đình hạnh phúc, bình an.
Bên cạnh đó, vào dịp Tết này những ngôi chùa lớn ở thủ đô Phnom Penh và các đường đến hoàng cung được trang trí đèn hoa vô cùng lắp lánh. Tại các cổng chùa thường treo bảng chữ "Mừng năm mới", như một điểm nhấn báo hiệu mùa xuân đầy sức sống đang tràn về.
5. Thái Lan
Thái Lan cũng là một trong các nước ăn Tết Nguyên Đán giống như Việt Nam. Người dân ở "Xứ sở Chùa vàng" gọi dịp đặc biệt này là Songkran, diễn ra trong 3 ngày từ 13/4 đến 15/4. Đây cũng là lúc người dân Thái tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa và lễ hội té nước diễn ra sôi nổi. Trong lễ hội này, người trẻ sẽ té nước vào người người lớn để bày tỏ lòng tôn kín. Còn những người già thì lại mong người người trẻ bỏ qua những lời khó chịu, gắt gỏng trước đó. Kế đến, họ sẽ buộc sợi dây nhỏ vào cổ tay người nhỏ như một nghi lễ cầu nguyện.
Nét văn hóa té nước đặc biệt này mỗi dịp Tết Cổ Truyền thường được diễn ra vô cùng hoành tráng. Nó góp phần không nhỏ trong việc làm gia tăng danh thu các ngành dịch vụ cho quốc gia, hấp dẫn lượng lớn khách du lịch tham quan. Bởi, họ sẽ cảm thấy kích thích, thu hút khi dùng các bóng nước, súng nước, thau, chậu để té nước vào nhau. Ai được té nước nhiều nhất sẽ là người nhận được may mắn trong suốt cả năm.
6. Singapore
Những ngày Tết ở Singapore cũng diễn ra cùng thời điểm với tết Nguyên Đán của người Việt Nam (ngày 1 tháng 1 âm lịch). Vào thời gian này đất nước sẽ háo hức đón 3 sự kiện lễ hội đầu xuân nổi bật gồm Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội Hoa đăng và Lễ hội đường phố Chingay.
Sở dĩ cách ăn Tết Âm lịch của người Singapore khá giống với người Hoa là vì hơn một nửa dân số của quốc gia này đến từ Trung Quốc. Nên các phong tục, tập quán cũng ít nhiều bị chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, đất nước này vẫn có những đặt trưng văn hóa riêng biệt, hứa hẹn sẽ tạo nên một màu sắc mới cho ngày Tết Âm Lịch 2020 sắp tới.
7. Ấn Độ
Các nước ăn Tết Âm lịch tiêu biểu khác còn có Ấn Độ. Được biết, Tết ở quốc gia này được diễn ra từ ngày 31/10, kéo dài trong 5 ngày và thường được gọi là lễ hội Diwali (Lễ hội ánh sáng). Đây được xem là lễ hội lớn và nổi tiếng của người Ấn Độ. Nó mang ý nghĩa đánh dấu sự chấm dứt của mùa đông lạnh giá, khắc nghiệt và đón chào một mùa xuân tươi mới, ấm áp hơn. Đặc biệt, mọi người nơi đây còn quan niệm, ánh nắng của mùa xuân sẽ xua tan giá rét của mùa đông cũng giống như cái thiện sẽ đánh bại được cái ác.
Lễ hội là sự kết hợp đan xen của các nghi lễ, tôn giáo phong phú, phức tập như Muslim, Hindu,...Vào thời điểm diễn ra lễ, khắp nơi trên toàn đất nước Ấn Độ sẽ được thắp sáng bởi những ngọn nến và đèn lồng truyền thống. Dịp này mọi người sẽ tặng quà cho nhau và cầu nguyện về những tốt lành cho năm mới.
Lý giải tại sao có cái tên lễ hội ánh sáng, là vì mọi người có tục lệ thắp đèn dầu bấc vải (dipa), ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Việc biết thêm nền văn hóa ăn Tết của một đất nước giàu những câu chuyện thần thoại, sử thi của các vị thần cũng là một điều vô cùng thú vị phải không nào.
Nếu Thái Lan nổi tiếng với lễ hội té nước Songkran thì Ấn Độ cũng không kém cạnh với lễ hội Holi mang về tuổi trẻ, sức sống tràn trề và mùa màng bội thu. Mọi người pha bột màu với nước thoa lên mặt, cầm bột màu, quả bóng chưa dung dịch màu vào người khác reo hò, hát vang vui vẻ. Sự kiện cũng thú hút rất nhiều du khách tạo sự ấn tượng và vô cùng thích thú.
Tin rằng, với những tập tục đón đến Tết vô cùng đặc biệt sẽ tạo nên một nền văn hóa vô cùng đa dạng cho các quốc gia. Các tập tục, lễ hội đa dạng, mang ý nghĩa tươi sáng hứa hẹn sẽ mang đến cái Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 bùng nổ và tràn ngập niềm vui.
8. Bhutan
Bhutan là một trong những nước có lịch ăn Tết và nghỉ ngơi rất giống Việt Nam. Người dân nơi đây còn gọi những ngày này là tết Losar. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất, được tính theo lịch âm. Nó bắt đầu vào ba ngày đầu tiên của năm mới và kéo dài trong vòng khoảng 15 ngày.
Đến hẹn lại lên, vào dịp này người thân trong gia đình dù có đi đâu cũng quay về cùng nhau đoàn viên, ăn bữa cơm sung túc. Bên cạnh đó, phong tục bày biện mâm cơm, trái cây cúng tổ tiên, thần linh cũng được người Bhutan thực hiện nghiêm túc, để cảm tạ ơn trên đã ban tặng cuộc sống đầy đủ, ấm no trong năm vừa qua.
9. Hàn Quốc
Tết Âm Lịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Won Dan hay Seollah. Cũng theo đó, họ quan niệm rằng, sau một năm bộn bề, vất vả mưu sinh Tết là giai đoạn mà mọi người được nghỉ ngơi về nhà đoàn tụ với gia đình. Họ sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức các món ăn truyền thống và cầu nguyện về một năm mới phúc lộc, an khang.
Trong đêm giao thừa, mọi người sẽ đốt các thanh tre trong nhà, vì theo tục lệ tiếng nổ của thanh tre sẽ xua đuổi được ma tà. Ngoài ra, trong đêm giao thừa người Hàn cũng thường không ngủ, họ quan niệm nếu ngủ thì khi thức dậy đầu óc sẽ mụ mị và lông mi bị bạc trắng.
Một trong những điều đặc biệt mà ngày Tết ở "xứ sở Kim chi" mang lại là vào sáng ngày mùng 1 Tết, mọi người đều mặc Hanbok tiến hành nghi lễ cúng bái tổ tiên. Nghi lễ này gọi là Chesa, do trưởng nam trong nhà đứng ra tiến hành. Trên mặt bàn giữa nhà sẽ bày ra đồ cúng, rượu gạo và bài vị của tổ tiên viết sớ giấy để đốt sau khi cúng xong.
Sau khi thực hiện xong các nghi thức, mọi người sẽ bắt đầu ăn cơm cùng nhau. Sau bữa cơm, mọi người cùng nhau đi chúc Tết, du xuân, viếng chùa hoặc thăm mộ người thân. Những đứa trẻ sẽ được chơi các trò chơi truyền thống tổ chức ở nơi đông người như thả diều, kéo co, yut-nori, bập bênh,...
Ttok-kuk được xem là món ăn truyền thống ngày Tết của người Hàn Quốc (một loại phở được chế từ bò hay gà). Ngoài ra còn có món canh bánh gạo và món cay kim chi. Mọi người quan niệm rằng, khi ăn cuối Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.
10. Triều Tiên
Vào thời gian trước, người Triều Tiên đón Tết Nguyên Đán vào tháng 10 và tháng 11, nhưng gần đây đã dời sang mùng 1 tháng Giêng âm lịch trùng với một số nước Đông Nam Á. Người dân Triều Tiên ăn Tết 1 tuần với nhiều nét văn hóa đặc trưng như mời thầy Saman (phù thủy) đến xem bói, cúng tế, dán hình động vật lên của cầu may mắn, tổ chức đón trăng mọc,...
Cũng giống như các nước ăn Tết Âm Lịch khác, đêm 30 Tết, mọi người cũng cùng nhau dọn dẹp, quét dọn ngoài hiên cho đến trong nhà, trang trí tranh Tết, câu đối, may đồ Tết và nấu mâm cơm ấm áp, yêu thương.
Vào sáng ngày mùng 1 Tết, người dân nơi đây sẽ thức từ rất sớm, chuẩn bị quần áo chỉnh chu đón Tết, tập trung bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Sau đó họ sẽ cùng nhau ăn Ttok-kuk giống như phong tục của người Hàn Quốc.
11. Mông Cổ
Tết Tháng Trắng hay ngày Tsagaan Sar đều là tên gọi của Tết Âm Lịch tại Mông Cổ. Đây cũng là dịp báo hiệu thời điểm kết thúc một mùa đông lạnh lẽo và khởi đầu cho mùa xuân ấm áp, thích hợp cho việc bắt đầu một mùa vụ mới. Dịp Lễ này được kéo dài từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch.
Đặc biệt, một nghi lễ quan trọng được diễn ra trước ngày giao thừa là tất cả nam giới phải lên núi hoặc ngọn đồi cầu nguyện. Sau khi xong, họ sẽ chọn một hướng đi mà theo tử vi hợp với họ để xuất hành. Việc này, theo quan niệm nếu đúng hướng sẽ mang lại may mắn, thành công.
Tại đây, ý nghĩa ngày Tết sum vầy cũng được thể hiện trọn vẹn qua việc mọi người trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm gia đình ấm áp. Trong mâm cơm của người Mông Cổ sẽ có những món ăn đặc trưng của vùng thảo nguyên bạt ngàn như cơm và nho khô, cơm và sữa đông, thịt cừu nướng,...
Một điểm nhấn nữa là người dân Mông Cổ mỗi dịp Tết, họ sẽ dùng sữa ngựa để rửa sạch chén đũa, ăn những món ăn có sữa ngựa và uống trà. Đây đuộc xem là phong tục tẩy rửa những tội lỗi của năm cũ.
12. Indonesia
Cứ mỗi dịp tết đến là người Indonesia gốc Trung Quốc lại tổ chức chào đón Tết tại chùa, đền, nhà thờ dựa theo tính ngưỡng. Đối với người dân Indonesia, truyền thống ăn Tết Âm Lịch sẽ mang lại giá trị tinh thần sâu sắc, giúp chúng ta tin vào một cuộc sống tốt đẹp khi bước sang năm mới.
“Selamat Hari Raya” mang ý nghĩa chào mừng vào dịp Tết Cổ Truyền. Câu chúc mừng này mang thông điệp chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn.
Các nước ăn Tết Âm lịch có nhiều phong tục, lễ hội đặc trưng vô cùng phong phú và đa dạng. Điều này góp phần tạo nên những nét đẹp văn hóa rất riêng và thu hút của từng quốc gia. Từ tổng hợp trên, Chuyên mục Cẩm nang hi vọng sẽ mang lại kiến thức bổ ích giúp mọi người hiểu biết thêm về phong tục, tập quán ăn Tết Cổ Truyền của các quốc gia trên thế giới. Và cho đến hiện nay vui Tết Âm lịch vẫn được coi trọng ở nhiều nơi. Do vậy, chúng ta cũng hãy tiến tục trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống này của nước mình nhé.
Ngọc Hân tổng hợp