1. Kiến thức cơ bản về ngày dự sinh cho mẹ bầu
Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu thường mang thai trong vòng 9 tháng 10 ngày. Rơi vào độ tầm 38 – 40 tuần thai, ngày dự sinh được tính theo rất nhiều cách và cho ra một ngày cụ thể đó chính là ngày dự sinh. Nhưng trong thực tế, có rất ít trường hợp bé được sinh đúng ngày dự sinh, đa phần em bé được sinh trước và sau ngày dự sinh từ 10 đến 15 ngày, và ngày dự sinh cũng chỉ sinh mang tính chất tương đối không hoàn toàn chính xác 100%.
2. Cách tính ngày dự sinh qua các kỳ khám thai
Khi có thai, các mẹ nên thường xuyên đi siêu âm, khoảng tầm 3 tháng 1 lần để theo dõi tình hình sức khỏe thai nhi. Đây cũng là một trong những thời điểm các bác sĩ đoán định được số tuần tuổi của thai nhi và thông báo cho các mẹ bầu ngày sinh dự kiến. Khám thai được xem là một hình thức dự đoán ngày sinh cực kỳ chính xác, nhưng các mẹ bầu nên hạn chế việc chụp X-Quang để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Cách tính ngày dự sinh dựa vào kỳ kinh nguyệt
Tính ngày dự sinh dựa vào chu kỳ kinh nguyệt là một phương pháp truyền thống. Phương pháp này chủ yếu dựa vào lần có kinh cuối cùng của các mẹ bầu để tính ra ngày dự sinh. Đây là phương pháp có độ chính xác tương đối cao. Nhưng trong một số trường hợp, cách tính ngày dự sinh theo kỳ kinh cuối cũng kém chính xác, nếu mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc không nhớ chính xác ngày bắt đầu có kinh nguyệt.
Theo lịch dương , ngày dự sinh sẽ được tính theo ngày đầu kỳ kinh nguyệt cuối cộng với 9 tháng 7 ngày. Ví dụ: ngày đầu kỳ kinh nguyệt cuối là ngày 1/1/2017 + 9 tháng 7 ngày sẽ ra ngày 8/10/2017.
Theo lịch âm, ngày dự sinh sẽ được tính theo ngày đầu kỳ kinh nguyệt cuối cộng với 9 tháng 15 ngày. Ví dụ: ngày đầu kỳ kinh nguyệt cuối là ngày 1/1/2017 + 9 tháng 15 ngày sẽ ra ngày 16/10/2018.
4. Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày bắt đầu thụ thai
Tính ngày dự sinh dựa vào ngày bắt đầu thụ thai, nghĩa là tính theo ngày cuối cùng có phát sinh quan hệ vợ chồng và đã ngừng sau đó. Đây chính là thời điểm tinh trùng gặp trứng, bắt đầu cho ngày trứng được thụ tinh đầu tiên.
Công thức tính: ngày quan hệ cuối + 38 tuần
Ví dụ: Ngày quan hệ cuối cùng là ngày 1/2/2017, thì ngày dự sinh sẽ được cộng thêm 38 tuần nữa. tức là ngày 16/11/2017.
5. Cách tính ngày dự sinh dựa vào thời gian phản ứng khi có thai
Thông thường phản ứng có thai sẽ xuất hiện khi các mẹ đã ngừng kinh nguyệt ít nhất 6 tuần. Lúc này, các nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi, tạo nên các phản ứng có thai như ốm nghén, thân nhiệt không đều, dễ nổi cáu…
Công thức tính: ngày phản ứng của thai + 34 tuần.
6. Cách tính ngày dự sinh dựa vào ngày cử động thai
Cử động thai là những biểu hiện của thai nhi trong bụng mẹ bắt đầu lớn dần và đã thành hình. Những biểu hiện cử động của thai nhi thường là máy bụng hay đạp, thai nhi càng lớn thì sẽ có những biểu hiện như đạp càng mạnh. Thông thường thai nhi có những biểu hiện cử động khi được ít nhất 4 tháng tuổi.
Công thức tính: ngày thai nhi bắt đầu cử động + 20 tuần.
Cách tính ngày dự sinh chính xác dành cho mẹ bầu cũng khá phong phú, trong đó có những cách tính được gợi ý trên đây. Các mẹ nên tham khảo ngày dự sinh, đồng thời lắng nghe các biểu hiện của cơ thể để đoán định được ngày sinh chính xác. Từ đó, mẹ có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn, trang bị đầy đủ vật dụng, học hỏi kỹ năng khi sinh , để ngày lâm bồn được mẹ tròn con vuông nhé các mẹ!
Ái Quê tổng hợp