1. Thực trạng về tỷ lệ trẻ mắc rối loạn tự kỷ ở Việt Nam
Số trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày một gia tăng - Ảnh InternetRối loạn tự kỷ là nhóm hội chứng đặc trưng bởi sự suy kém nặng nề trong những lĩnh vực phát triển như: Giao tiếp, tương tác xã hội, hành vi rập khuôn và định hình.
Số lượng các bé được chẩn đoán có rối loạn tự kỷ ngày một gia tăng, nguyên nhân có thể là do sự chú ý của các chuyên gia và sự phát triển các phương tiện truyền thông làm cha mẹ ý thức hơn về vấn đề và mang trẻ đi khám nhiều hơn. Cụ thể tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp. HCM, chỉ có 3 trẻ khám vào năm 2003, năm 2005 là 63 trẻ, đến 9 tháng đầu năm 2008 số trẻ đi khám đã lên tới 354 trẻ.
Cùng với đà gia tăng này, hệ thống chẩn đoán cũng cho ra đời các công cụ sàng lọc dành cho trẻ ở từng giai đoạn khác nhau, giúp nhận biết biểu hiện rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 tuổi hay ở những lứa tuổi khác, đảm báo tính kịp thời trong công tác can thiệp. Các công cụ sàng lọc có thể kể tới như: First Year Inventory (công cụ sàng lọc tuổi nhũ nhi); M-CHAT và CARS (công cụ sàng lọc dành cho trẻ dưới 24 tháng), trẻ lớn hơn thường sử dụng thang đo GARS, PEP3,...
Minh họa công cụ sàng lọc dành cho trẻ tự kỷ M-CHAT - Ảnh InternetHiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ đáp ứng chẩn đoán với những biểu hiện rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 tuổi, cũng như ở các lứa tuổi khác. Phụ huynh có thể tham khảo vài số liệu báo cáo từ các nước khác để nắm bắt thực trạng. Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ - ước tính có khoảng 1 triệu trẻ mắc rối loạn với tỷ lệ 6-7/1000 và tiêu tốn khoảng 90 tỷ USD mỗi năm cho các dịch vụ can thiệp. Ở Hàn Quốc thì cứ 38 trẻ lại có một em đáp ứng chẩn đoán chứng tự kỷ, và tỷ lệ này vẫn đang gia tăng mỗi ngày.
2. Biểu hiện rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 tuổi
Sự đa dạng trong triệu chứng chẩn đoán tự kỷ có thể gây nhầm lẫn với trẻ bình thường - Ảnh InternetSự đa dạng trong triệu chứng chẩn đoán tự kỷ có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với trẻ bình thường. Biểu hiện rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 tuổi có thể sẽ rõ ràng hơn nhưng vẫn không thể loại trừ sự nhầm lẫn được. Điểm mấu chốt là, trẻ tự kỷ có sự thể hiện tổng hợp nhiều triệu chứng trên các lĩnh vực như: Ngôn ngữ, gắn bó xã hội, hành vi,...Những biểu hiện này phải được lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất 6 tháng) và thể hiện ở nhiều nhóm đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
- Tương tác xã hội:
Một trong những biểu hiện rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 tuổi là sự thiếu vắng cảm xúc điển hình và khiếm khuyết khả năng kết nối xã hội - đây cũng chính là một nét đặc trưng ở trẻ tự kỷ. Trẻ thường không nhận ra cảm xúc hay các biểu hiện trên khuôn mặt của người khác, không chủ động gợi chuyện hay tìm kiếm giao tiếp mắt, thậm chí tự trò chuyện một mình.
Khi chơi cùng bạn đồng lứa, trẻ tự kỷ sẽ không cố gắng thể hiện sự hứng thú hay tạo dựng niềm tin cho người khác. Thậm chí, một số trẻ còn mất đi những kết nối cảm xúc khi tương tác với con người giống như với đồ vật vô tri vô giác. Ở trẻ 2 tuổi thì những biểu hiện nêu trên đã xuất hiện khá rõ nét.
[caption-3]
- Giao tiếp:
Ở tuổi lên 2, một trẻ phát triển bình thường có thể nói được ít nhất 50 từ. Con số này sẽ thấp hơn rất nhiều ở trẻ tự kỷ, thậm chí có trẻ mắc rối loạn này khi lên 2 tuổi vẫn không nói. Trẻ cũng không cố gắng tìm những cách thức giao tiếp khác như chỉ tay hay thể hiện thông qua các điệu bộ cơ thể.
Cách mà trẻ tự kỷ thể hiện ngôn ngữ nói cũng đáng lưu tâm, các em thường chỉ lặp y nguyên lời nói của người khác mà không biểu hiện sắc thái cảm xúc, cũng không cho thấy khả năng hiểu ý nghĩa lời nói. Theo một số nghiên cứu, rối loạn ngôn ngữ có thể dẫn đến trẻ tự kỷ , phụ huynh cũng cần lưu ý đặc điểm này để theo dõi sự phát triển của con.
- Hành vi mang tính định hình và lặp lại:
Biểu hiện rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 tuổi - cũng giống như ở những lứa tuổi khác - có xu hướng thích những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại không có chủ đích, chẳng hạn như dành hàng giờ chỉ để thổi chong chóng, vỗ tay, lật đi lật lại một món đồ chơi,...
3. Phụ huynh cần làm gì khi nghi ngờ bé 2 tuổi mắc rối loạn tự kỷ?
[caption-4]
Là người gần gũi và ở bên con nhiều nhất, bố mẹ cần lưu ý - ngay khi nhận thấy trẻ chậm nói , hoặc không giao tiếp mắt - thì phải nhanh chóng đưa con đi khám tâm lý. Thậm chí, một số trẻ đã có dấu hiệu tự kỷ ngay từ giai đoạn sơ sinh . Khi xác định được nguyên nhân gây nên sự phát triển bất thường của bé , phụ huynh cũng có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm phương thức can thiệp phù hợp làm giảm thiểu tác động tiêu cực của rối loạn này lên con.
Con cái là món quà quý giá nhất trong cuộc đời những người làm cha làm mẹ. Do đó, ngay khi nghi ngờ con mình có biểu hiện rối loạn tự kỷ ở trẻ 2 tuổi thì hãy tìm đến ngay nhà trị liệu có chuyên môn để can thiệp kịp thời trước khi quá trễ, ba mẹ nhé!
Oanh Nguyễn tổng hợp