Phát hiện những bất thường ở trẻ sơ sinh qua 7 phản xạ tự nhiên

Phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh phần nào phản ảnh sự nhạy bén của bé trong việc thích nghi với môi trường sống mới. Đó cũng chính là bản năng sinh tồn có trong mỗi con người.

banner ads

1. Phản xạ tìm vú mẹ

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có xu hướng tìm vú mẹ.

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có xu hướng tìm vú mẹ. Bé sẵn sàng hướng đầu theo bầu vú và ngậm lấy nó như một việc làm đã quen thuộc từ lâu. Và đó là một phản xạ mang tính bản năng. Nếu bé thực sự dửng dưng với điều này, đó có thể là một bất thường và cần được thông báo với bác sĩ.

2. Phản xạ mút vú mẹ

Không cần ai phải chỉ dạy, bé sơ sinh có thể mút vú mẹ một cách thành thạo. Đây là một phản xạ tiếp theo đi liền với phản xạ tìm vú mẹ. Phản xạ này có thể lặp lại khi bé cảm thấy một vật tương đồng chạm vào miệng mình chẳng hạn như ngón tay. Đó là lý do vì sao trẻ có thể bú được bình trong trường hợp sữa mẹ chưa về. Đối với trẻ non tháng, phản xạ này ít nhạy bén hơn.

3. Phản xạ giật mình

Từ sau khi sinh, cùng với đôi mắt, tai bé là một trong hai bộ phận tiến tới sự hoàn thiện nhanh nhất. Trẻ sẽ rất dễ giật mình trong lúc ngủ khi xung quanh bé có tiếng động mạnh hoặc bất cứ chuyển động gây ồn nào.

Phản xạ giật mình còn xuất hiện khi bạn cố kéo tấm chăn đắp cho bé hoặc chuyển mình ngồi dậy để ủ bé ra. Những hành động này phần lớn đều có sự tác động đến xúc giác, khiến bé từ chỗ đã quen với môi trường bao bọc từ trong bụng mẹ bỗng cảm thấy mất an toàn. Ngay lập tức, bé giật mình, co cẳng chân, cẳng tay và thức giấc, khóc thét trong ít giây.

Những phản xạ này đều phản ánh mức độ phát triển bình thường của não bộ và các giác quan. Do đó, nếu bé không có phản xạ này khả năng bé bị khiếm thính bẩm sinh hoặc nhận thức kém là rất cao.

4. Phản xạ nắm bắt

Cảm giác về sự an toàn dường như cũng khiến bé thích thú với việc nắm lấy bàn tay mẹ hơn.

Cảm giác về sự an toàn dường như cũng khiến bé thích thú với việc nắm lấy bàn tay mẹ hơn. Với bé đủ tháng, bạn có thể cảm nhận điều này rất rõ. Tuy nhiên, bé chỉ có thể nắm tay mà không thể tự xòe các bàn tay để bỏ ra vì những kỹ năng vận động như vậy phải cần thêm thời gian và sự luyện tập.

5. Phản xạ tự vệ

Khi có ai đó đụng vào lòng bàn chân hoặc chạm nhẹ vào mình bé, ngay lập tức trẻ sẽ thụt chân và co người. Hoặc khi ánh sáng chiếu vào mắt, bé sẽ lập tức nheo lại, khép mí và tỏ ra khó chịu nếu điều này cứ kéo dài thêm.

Lần khác, khi bạn đắp một chiếc khăn lên mặt hoặc vô tình một góc tấm chăn chụp lấy mặt bé, bé sẽ khóc và cố gằng vùng vằng để thoát ra.

Tất cả những điều này đều là một phần của khả năng tự vệ, một bản năng sinh tồn cần có của mỗi con người.

6. Phản xạ của các ngón chân

Những ai thường xuyên vui đùa với đôi bàn chân bé xíu của trẻ sơ sinh hẳn sẽ để ý thấy ngón chân cái của bé thường uốn cong lên khi có kích thích vuốt ve nơi bàn chân và các ngón khác cũng uốn cong theo như vậy. Đó là một phản ứng chứng tỏ sự nhạy cảm của các cơ quan xúc giác nơi bé.

7. Phản xạ cong gập và duỗi thẳng tay chân

Hoạt động đồng bộ của các chi và thân mình sẽ cho bạn biết đó là một cơ thể khỏe mạnh bình thường. Khi bế bé ở tư thế nằm ngửa như bào thai trong bụng mẹ, nếu thấy chân tay bé cong gập thì không có vấn đề gì phải lo lắng nhưng nếu một trong hai cánh tay không cong gập tự nhiên hay hai chân không co mà duỗi thẳng đơ thì đó là biểu hiện bất thường về thần kinh.

Như vậy, phản xạ tự nhiên cũng có thể là một kênh thông tin rất chuẩn xác để bạn có thể sớm phát hiện những bất thường ở con mình.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI