Trẻ 2 tuổi chậm nói có bất thường?

Trẻ 2 tuổi ít nói, chậm nói, nói được vài từ khiến nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên, biểu hiện chậm nói như thế nào là bình thường và bất thường? Mời các mẹ theo dõi bài viết đưới đây để có cái nhìn khách quan về vấn đề này.

banner ads

1. Các giai đoạn tập nói bình thường ở trẻ

51086-1463478081kogda-rebenok-nachinaet-govorit-pervye-slova.jpg

Trẻ học nói

Từ 10 - 12 tháng tuổi

Giai đoạn trước 1 tuổi trẻ bắt đầu bập bẹ tập nói những âm đơn giản như âm "a". Đây là giai đoạn sơ khai vốn từ của bé, bé muốn nói và đang tập nhưng chưa phát âm rõ ràng. Mẹ cũng không thể hiểu bé đang muốn nói gì nhưng có thể hiểu con đang phát triển và phản xạ tốt với ngôn ngữ. Nếu một số bé giai đoạn thường nhìn chăm chú mẹ nói nhưng không phát ra âm thanh thì có thể là dấu hiệu việc trẻ không nghe được.

banner ads

Từ 12 tháng - 15 tháng

Đây là giai đoạn trẻ đang tập nói "thực sự" và nói rất nhiều. Đây cũng là giai đoạn thể hiện tính cách của bé như hay nói hay ít nói, hiếu động hay ít hiếu động. Một số trẻ giai đoạn này hiếu động sẽ tập nói rất nhanh, bé có thể nói được nhiều từ đơn giản, dễ phát âm như "ba, ma, trăng, chó, ti, cá, gà, cháo, bà, bóng..." Một số bé còn có thể bắt đầu ghép từ như ghép 2 từ, ghép 4 từ.

Bé cũng có thể hiểu những câu lệnh đơn giản khi mẹ gọi tên thì phản ứng quay lại, mẹ nhờ lấy đồ vật bé sẽ đưa cho mẹ, mẹ nói bé dọn đồ chơi bé cũng làm. Đối với một số bé ít nói hơn, bé vẫn hành động theo lời mẹ nhưng thường chỉ nói được bập bẹ vài từ đơn giản như" ba, măm măm, ma, bà, đi...".

Từ 18 tháng - 2 tuổi

Ở giai đoạn này, bé ít nhất phải trang bị cho mình 20 vốn từ hoặc 50 vốn từ ở tuổi lên hai. Bé gần như hiểu mẹ đang nói chuyện gì với mình và có thể trả lời được nếu là câu hỏi dễ và thuộc vốn từ của bé. Bé cũng nói được 2 từ đơn hoặc 3 từ với nhau và biết làm theo chỉ dẫn của cha mẹ.

2. Bé lên 2 tuổi ít nói, khi nào đáng lo?

51087-stkbabies100100360534x3.jpg

Bé nói ít và không hiểu các câu lệnh mới đáng lo

Theo biểu đồ phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ, tuổi lên 2, bé phải trang bị cho mình từ 20 - 50 vốn từ để nói và có thể nói thành thạo một số từ. Bé cũng biết ghép từ để trả lời câu hỏi của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé lên 2 ít nói, nói ít từ và khi bé cần điều gì bé thường kêu "a, a" và kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ ngay:

- Bé không biết dùng điệu bộ, cử chỉ để thể hiện cảm xúc như vẫy tay bye - bye chẳng hạn.

- 18 tháng bé vẫn không bắt chước được âm thanh mẹ nói ra.

- Gặp khó khăn trong việc hiểu yêu cầu của mẹ.

- Không thể tự phát ra các từ, cụm từ nhưng có thể vẫn làm được các hành động mẹ hướng dẫn.

- Giọng nói khác thường so với các trẻ khác.

- Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Ví dụ, cha mẹ nói bé lấy cái cốc nhưng bé không hiểu và không làm.

3. Làm gì để trẻ nói tốt hơn?

Việc khuyến khích con nói, tạo môi trường cho con nói rất quan trọng trong việc giúp con phát triển ngôn ngữ. Chúng ta thường quan tâm vào việc phát triển trí não nhiều hơn là những điều khác, vì vậy có thể đánh mất cơ hội được nói của trẻ mà không hay biết. Do đó:

- Mẹ cần tạo môi trường nói cho con để khi con có yêu cầu gì, con buộc phải học cách nói lên yêu cầu của mình.

- Khi giao tiếp với trẻ, cần chú ý nhìn ngang tầm mắt của con để con bắt chước âm thanh từ miệng mẹ.

- Cần phát âm chuẩn để dạy con, không dạy con âm sai vì có thể dẫn tới phát âm sai ở trẻ.

- Nếu quá lo lắng về tình trạng ngôn ngữ của con, mẹ cần đưa con tới các trung tâm y tế hoặc hỗ trợ tâm lý để kiểm tra và tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ ít nói.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI