Bí tiểu sau sinh và phương pháp điều trị dứt điểm

Theo thống kê có khoảng 15% phụ nữ sau sinh thường gặp chứng bí tiểu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng bị bí tiểu sau sinh nhưng chủ yếu vẫn là do quá trình vượt cạn gây ra.

banner ads

Để đối phó với bí tiểu không khó, dưới đây là một số phương pháp điều trị bí tiểu dành cho mẹ sau sinh.

Nguyên nhân của chứng bí tiểu sau sinh

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, sau sinh từ 2-4 giờ, sản phụ có thể đi tiểu tiện bình thường. Nhưng nếu trong vòng 2 ngày, sản phụ dù buồn tiểu nhưng vẫn không thể đi tiểu được gọi là chứng bí tiểu.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến sản phụ bị bí tiểu sau sinh

banner ads

- Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bí tiểu ở phụ nữ sau sinh. Nhưng thường là do khi chuyển dạ, ngôi thai tụt xuống bụng dưới, đầu thai nhi đè trực tiếp lên bàng quang hoặc niệu đạo gây ứ đọng nước tiếu. Lúc này bàng quang sẽ phải căng to lên, dẫn đến mất trương lực, cơ bàng quang bị co thắt gây nên chứng bí tiểu.

- Trong quá trình chuyển dạ, để giúp thai nhi nhanh chóng lọt đầu ra ngoài, tránh ngạt thở các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn của người mẹ. Do vậy sau sinh, tầng sinh môn của sản phụ có thể bị sưng, phù nề vì sợ đau đớn nên sản phụ không dám rặn tiểu. Nhịn lâu khiến nước tiểu bị dồn ứ ở bàng quang nên gây ra chứng bí tiểu.

- Sau sinh bàng quang của người mẹ bị tổn thương nên hoạt động kém hiệu quả vì thế sản phụ bị bí tiểu là điều khó tránh khỏi.

- Ngoài ra nhiều phụ nữ sau sinh, khi bị bí tiểu đã thông tiểu nhiều lần do vậy bàng quang dễ bị viêm nhiễn khiến bệnh càng nặng hơn.

Cách đối phó với chứng bí tiểu sau sinh

Bí tiểu lâu ngày nếu không được thông tiểu sẽ gây hại cho bàng quang, không tốt cho sức khỏe của mẹ. Khi bị bí tiểu mẹ có thể thực hiện theo những phương pháp sau.

- Sau sinh thường người mẹ nên sớm đi lại và vận động nhẹ nhàng. Thường xuyên vận động sẽ giúp máu huyết được lưu thông, giải quyết tốt việc bí tiểu.

Đi lại vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng bí tiểu sau sinh

- Với những sản phụ bị cắt và khâu tầng sinh môn không nên ngại đi tiểu mà phải đi tiểu bình thường và tập rặn tiểu theo những tư thế tự nhiên. Tuyệt đối không nên vì sợ đau đớn mà nhịn đi tiểu.

- Uống thật nhiều nước để kích thích việc đi tiểu. Bên cạnh đó mẹ cũng nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Và luôn giữ cho vùng kín được khô thoáng, sạch sẽ, tránh nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn. Điều này sẽ giúp cho việc đi tiểu dễ dàng hơn.

- Sau sinh người mẹ nên tập đi tiểu thường xuyên để lấy lại phản xạ đi tiểu tự nhiên. Kết hợp chườm nóng vùng bụng dưới, uống thêm nước râu ngô, rau mã đề vừa có tác dụng thông tiểu vừa giúp mẹ giảm đau rất hiệu quả.

Điều trị bí tiểu theo phương pháp Đông y

Theo các bác sĩ tại Viện Quân y 108, chứng bí tiểu cần được chữa trị triệt để. Để điều trị dứt điểm chứng bệnh này việc đầu tiên sản phụ nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có cách điều trị phù hợp.

Trong trường hợp bệnh là do thực thể thì cần điều trị bằng phương pháp Tây y. Nhưng nếu nguyên nhân là do cơ năng thì có thể điều trị bằng cách xoa bóp bấm huyệt. Phương pháp này được tiến hành như sau:

Bước 1:

Cho sản phụ nằm trên giường với tư thế thoải mái, toàn thân thả lỏng và thư giãn, giữ cho tinh thần bình tĩnh. Sau đó dùng dầu nóng xoa lên vùng bụng, đặc biệt là bụng dưới. Rồi dùng hai tay massage vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần thực hiện 50 vòng. Tiếp đến dùng ngón tay cái miết dọc trục giữa từ rốn xuống điểm giữa bờ xương mu thêm 30 lần.

Bước 2

: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa bấm các huyệt Khí hải, Quan nguyên và Thúc cốt, theo trình tự mỗi huyệt khoảng nửa phút. Cách xác định điểm huyệt như sau: Bạn dùng tay vạch một đường từ rốn lên đến điểm giữa bờ xương mu, chia đường này làm 3 phần bằng nhau. Theo đó huyệt Thúc cốt nằm ở điểm giữa bờ xương mu, huyệt Quan nguyên nằm ở vị trí 3/5 trên cho tới 2/5 ở vị trí dưới rốn- bờ trên xương mu, huyệt Khí hải nằm ở điểm nối 1,5/5 trên cho đến 3,5/5 dưới đoạn nối này.

Lưu ý: Khi bấm huyệt Thúc cốt người bệnh phải có cảm giác tê buốt chạy xuống âm đạo mới có hiệu quả.

Có thể điều trị dứt điểm bí tiểu bằng phương pháp bấm huyệt vùng bụng

Bước 3:

Dùng hai ngón tay cái ấn đồng thơi hai huyệt Túc tam lý trong vòng 1 phút.

Cách xác định huyệt Túc tam lý: Dùng tay sờ trước xương ống chân, từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài 1 đốt ngón tay là vị trí của huyệt, ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.

Bước 4:

Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt Âm lăng tuyền trong nửa phút.

Cách xác định huyệt Âm lăng tuyền: Dùng tay sờ trước xương ống chân, từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây kẻ một đường ngang, đường này cắt bờ sau trong đầu trên xương chày ở đâu thì đó là huyệt.

Bước 5:

Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt Tam âm giao trong 1 phút.

Cách xác định huyệt Tam âm: Ở trên mắt cá chân trong 3 thốn, ngay sau bờ trong xương chày

Cho sản phụ nằm sấp, dùng lòng bàn tay xát mạnh vùng xương cùng cụt trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Tiếp đó dùng ngón tay giữa day ấn huyệt Ủy dương trong nửa phút. Cách xác định huyệt Ủy dương: Xác định điểm giữa nếp ngang giữa khoeo chân, từ đây đo ra ngoài 1 thốn.

Điều trị bằng những phương pháp trên và sản phụ buồn tiểu liên tục nhưng không thể đi tiểu được kèm sốt nhẹ thì nên đưa sản phụ đến bệnh viện ngay.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI