Bệnh ung thư ở trẻ em - Nguyên nhân và cách giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé

Bệnh ung thư ở trẻ em được ví như là "bản án tử hình" vì nguy cơ tử vong cao và gần như không còn cách nào chữa khỏi, nếu không được phát hiện sớm. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư hiện nay đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do nhiễm virus. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở con để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

banner ads

1. Những dấu hiệu của bệnh ung thư ở trẻ em

mẹ lau máu mũi cho bé
Chảy máu mũi thường xuyên là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ - Ảnh Internet

Mỗi loại bệnh ung thư sẽ có những dấu hiệu khác nhau, nhưng đều có những biểu hiện chung như:

  • Chảy máu mũi thường xuyên - Hiệp hội Ung thư Phillipine đã liệt kê dấu hiệu này vào danh sách các triệu chứng cấp tính của bệnh bạch cầu ở trẻ em.
  • Sự nhiễm trùng ở các vết thương cứ lặp đi lặp lại
  • Xuất hiện các khối u hoặc hạch to bất thường ở cổ, nách, háng và bụng
  • Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, xanh xao
  • Đau ở xương khớp khi chơi và tham gia các hoạt động khác
  • Có những hay vi thay đổi đột ngột
bé gái bị đau đầu nằm trên giường
Đau đầu, buồn nôn, cảm sốt,...thường xuyên không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu bệnh ung thư ở trẻ - Ảnh Internet
  • Đau đầu, buồn nôn/ ói và thị lực ở mắt giảm
  • Động kinh: Đây là một triệu chứng khá nghiêm trọng, đặc biệt không bị sốt mà vẫn bị động kinh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh u não ở trẻ em.
  • Trẻ thường xuyên bị cảm sốt, giảm sức đề kháng, cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện các vết bầm tím và thường chảy máu không rõ nguyên nhân.

Thông thường, ung thư là "án tử" đối với bệnh nhân. Trong thực tế, hơn 70% trẻ em hoặc thanh thiếu niên có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư, vì vậy, cha mẹ hãy chú ý và phát hiện kịp thờibệnh ung thư ở trẻ embằng những dấu hiệu trên đây. Nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi bệnh ở trẻ là rất cao.

2. Nguyên nhân bệnh ung thư ở trẻ em

Nguyên nhân gây nên hầu hết các bệnh ung thư ở trẻ chưa được khẳng định chính xác. Khoảng 5% trẻ mắc bệnh ung thư là do đột biến gen di truyền từ cha mẹ lây sang con. Chẳng hạn như, có đến 25-30% trường hợp ung thư võng mạc mắt là do đột biến di truyền trong một loại gen có tên là RB1. Tuy nhiên, loại ung thư này chỉ chiếm tỷ lệ 4% trẻ dưới tuổi vị thành niên mắc phải. Các đột biến di truyền liên quan đến một số hội chứng nhất định trong gia đình như Hội chứng thiếu máu Fanconi, Hội chứng Noonan,...cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ.

bé trai bị bệnh down
Trường hợp trẻ mắc ung thư phát triển từ hội chứng Down là khá hiếm, chiếm tỷ lệ thấp - Ảnh Internet

Hội chứng Down dư nhiễm sắc thể số 21 cũng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh ung thư máu cơ hơn từ 10-20 lần so với bình thường. Trường hợp này cũng khá hiếm, tỷ lệ xuất hiện không đáng kể.

Về cơ chế phát triển bệnh ung thư thì ở trẻ em cũng như người lớn, nghĩa là, đột biến gen khiến sự phát triển của các tế bào diễn ra không bình thường, dẫn đến hình thành các khối u ác tính. Tuy nhiên, ở người lớn, nguyên nhân các đột biến này xuất phát từ tác nhân bên ngoài như tiếp xúc khói thuốc lá/ hút thuốc lá, tiếp xúc tia tử ngoại trong nắng mặt trời - nhất là buổi trưa,...Còn ở trẻ em thì tác nhân bên ngoài gây ung thư chưa xác định được chính xác.

banner ads

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, tình trạng nhiễm phóng xạ gây tổn thương ADN có thể dẫn đến ung thư máu, ung thư tuyến giáp,...ở trẻ. Ngoài ra, xét về tác nhân gây ung thư từ yếu tố môi trường thì hiện chưa có báo cáo tổng quát chính thức nào. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân phải bảo đảm an toàn sức khỏe cho bé bằng cách không cho tiếp xúc với thuốc trừ sâu, đồ chơi có chất độc hại , các chất trung gian lây truyền bệnh,...

3. 5 loại bệnh ung thư ở trẻ em thường gặp

3.1. Ung thư bạch cầu hay ung thư máu

bệnh ung thư ở trẻ em
Bệnh ung thư bạch cầu gây ra những cơn đau ở xương và khớp của bé - Ảnh Internet

Ung thư bạch cầu là loại bệnh ung thư xuất hiện ở các mô tạo máu của cơ thể - trong đó có tủy xương và hệ thống bạch huyết. Bệnh này thường gây ra các cơn đau ở xương và khớp.

3.2. Bệnh ung thư não

Các khối u trong não hầu hết đều phát triển ở phần dưới của não, Khi tế bào ung thư phát triển quá nhanh trong các mô thần kinh thì tạo thành khối u ác tính. Bệnh ung thư não thường có triệu chứng là nôn mửa, buồn nôn và mờ mắt.

3.3. Bệnh ung thư xương

Bệnh ung thư này xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn và tế bào mô liên kết của xương, thường gặp ở trẻ lớn và thanh thiếu niên. Biểu hiện của căn bệnh này là đau nhức trong xương, dễ gãy xương và xuất hiện khối u trong xương.

cac benh ung thu thuong gap o tre em 1024x801
Trẻ mắc bệnh ung thư xương - Ảnh Internet

3.4. Bệnh ung thư nguyên bào thần kinh

Đây là loại bệnh ung thư phổ biến nhất được chuẩn đoán trong những năm đầu của cuộc đời. Bệnh ung thư này phát triển từ các khối u nguyên bào thần kinh, thường xảy ra đối với trẻ em rất nhỏ. Bệnh ung thư này có những dấu hiệu như: sốt, đau xương, buồn nôn và chán ăn. Nếu trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở ý tế ngay để có thể chuẩn đoán và chữa trị bệnh ung thư nguyên bào thần kinh ở trẻ.

3.5. Ung thư hạch bạch huyết

Đây là bệnh ung thư liên quan đến hệ thống miễn dịch, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống miễn dịch và các mô bạch huyết. Ngoài ra, trẻ bị ung thư bạch huyết còn gặp các triệu chứng khác như hạch ở cổ, bẹn, sốt, giảm cân đột ngột,..

4. Cách phòng ngừa bệnh ung thư ở trẻ em

Khói thuốc gây hại cho trẻ
Khói thuốc nguy hiểm là nguyên nhân gây ung thư cao nhất ở trẻ - Ảnh Internet

Theo các chuyên gia, bệnh ung thư ở trẻ có thể do di truyền nhưng cũng do sự tác động của các yếu tố xung quanh như môi trường, lối sống. Vì thế, cha mẹ hãy phòng ngừa bệnh ung thư cho trẻ bằng những cách được gợi ý dưới đây.

  • Hạn chế trẻ tiếp xúc khói thuốc lá: Khói thuốc lá rất độc hại, người tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh ngang với người hút thuốc.
  • Hạn chế trẻ tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, chỉ nên cho trẻ tiếp xúc với nắng sớm hoặc tắm nắng buổi sáng.
  • Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh ung thư ở trẻ em. Hãy xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh cho trẻ với nhiều chất xơ, trái cây và rau quả, đồng thời, hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh và thực phẩm tái sống.
thực phẩm đa dạng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu giúp chăm sóc sức khỏe trẻ toàn diện - Ảnh Internet
  • Cho trẻ tập thể dục thường xuyên
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc trừ sâu,.. Việc tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất này sẽ tăng nguy cơ mắcbệnh ung thư ở trẻ em.
  • Hạn chế mẹ sử dụng hoặc tiếp xúc bia, rượu ngay trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, miệng, vòm họng và đường ruột. Nếu mẹ uống rượu trong giai đoạn mang thai , con sau này cũng có nguy cơ nghiện rượu cao.
  • Bệnh viêm gan: Nếu bố mẹ mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C thì sẽ di truyền cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ để giảm nguy cơ bệnh ung thư sau này.

Qua những chia sẻ trên đây, hẳn mẹ phần nào đã có được những hiểu biết cơ bản về bệnh ung thư ở trẻ em. Cha mẹ hãy đặc biệt lưu ý đến những biểu hiện ở trẻ để có thể sớm phát hiện, và phòng tránh căn bệnh nguy hiểm bậc nhất này.

Kiều Duyên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI