Bé sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì và những lưu ý quan trọng cho bố mẹ

Sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì - một câu hỏi lớn thường gặp, đối với các bậc phụ huynh đang chăm con nhỏ. Tình trạng vào ban ngày trẻ ăn uống bình thường, khỏe mạnh, nhưng đến đêm thì đột ngột sốt cao mồ hôi đầm đìa hay xảy ra. Nên, nhiều bố mẹ hết sức lo lắng, liệu sốt như thế có liên quan đến bệnh gì không, có nghiêm trọng không, xử lý ra sao,...Để hạ sốt nhanh cho trẻ, có cách xử lý đúng và kịp thời nhằm tránh hậu quả xấu cho sức khỏe của con, bố mẹ hãy theo dõi nội dung chia sẻ liên quan chi tiết ngay dưới đây.

banner ads
sốt về đêm
Ở trẻ nhỏ, sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì, luôn là câu hỏi lớn đối với các bậc phụ huynh. Ảnh Internet

Hiện tượng sốt chính là cách để cơ thể bé phản ứng lại với những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Vào buổi tối, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên một cách tự nhiên, do đó chỉ cần một cơn sốt nhẹ vào ban ngày cũng có thể trở nên nặng hơn khi bé ngủ. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu thật kĩ những nguyên nhân chính gây nên tình trạng sốt về đêm để bảo vệ bé yêu là điều rất cần thiết. Sốt về đêm có thể là triệu chứng của các bệnh thông thường, tuy nhiên, sốt về đêm cũng hoàn toàn có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm nào đó.

1. Bé bị sốt về đêm do các chứng bệnh thông thường

Đôi khi trẻ bị sốt về đêm cũng không phải là một dấu hiệu nguy hiểm mà nó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân thông thường như sau đây:

1.1. Bé sốt về đêm do mọc răng

Trẻ sốt về đêm do mọc răng là biểu hiện tự nhiên và thường gặp nhất. Lúc này, bé cũng có thể đi ngoài phân nhão nhiều lần, biếng ăn, quấy khóc, vùng nướu sưng đổ và chảy nước giãi nhiều hơn bình thường. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sốt khi mọc răng, nhiệt độ cơ thể sẽ ở mức 38 - 38,5 độ C, nhưng ở một số trường hợp cá biệt, trẻ sốt cao hơn có thể tiến triển thành bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng, nên bố mẹ cần phải lưu ý để tránh cách biến chứng nguy hiểm cho con.

mọc răng
Trẻ sốt về đêm do mọc răng biểu hiện tự nhiên và thường gặp nhất. Ảnh Internet

1.2. Bé bị sốt về đêm do tiêm phòng

Hiện nay, tiêm phòng cho trẻ đã được tối giản với chỉ 1 mũi tiêm có thể ngừa tới 5 bệnh. Và tình trạng sau khi tiêm, trẻ bị sốt cũng là một phản ứng hết sức bình thường. Tùy vào cơ địa mà dấu hiệu sốt của các bé sẽ khác nhau, nhưng nhiệt độ cơ thể chỉ nằm trong khoảng 38 độ đến 38,5 độ C kem theo chán ăn và quấy khóc.

Tình trạng sốt sau tiêm phòng có thể nguy hiểm nếu nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5 độ mà không có dấu hiệu giảm mặc dù đã cho con uống thuốc và có những biểu hiện bất thường, lúc này ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được sơ cứu kịp thời.

1.3. Bé bị sốt về đêm do mặc quá nhiều quần áo

Có thể đọc đến đây thì các bậc phụ huynh sẽ rất ngạc nhiên, nhưng trường hợp trẻ bị sốt như thế này cũng không hiếm gặp, đặc biệt là vào mùa đông. Theo các bác sĩ, khi mặc quá ấm, trẻ sẽ bị nóng và ra mồ hôi, lớp quần áo quá dày sẽ khiến mồ hôi không thể thoát ra được mà ngược lại thâm vào cơ thể, khiến trẻ bị viêm phổi, thậm chí là đột tử. Do đó, mẹ nên áp dụng quy tắc 4 ấm 1 thoáng cho con vào mùa đông, đó là tay, lưng, bụng và bàn chân ấm, "1 thoáng" đó là đầu của bé, vì thế mẹ chỉ cần đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.

Trẻ bị sốt về đêm
Trẻ có thể bị sốt về đêm do mặc quá nhiều quần áo. Ảnh Internet

1.4. Bé bị sốt về đêm do thời tiết thay đổi thất thường

Với sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh của thời tiết sẽ khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng và dễ bị sốt. Tuy nhiên, còn tùy vào độ tuổi của bé mà mẹ có những xử lý khác nhau, đối với những bé dưới 3 tháng tuổi chỉ cần thân nhiệt lên cao từ 38℃ trở lên thì nên lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ, những bé từ 3 tháng trở lên, bố mẹ nên lưu ý nếu có thêm các triệu chứng đi kèm như ho, nôn, tiêu chảy,... thì có thể đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để hạ sốt, kiểm tra và uống thuốc.

1.5. Bé sốt về đêm do sức đề kháng yếu

Ngoài ra, trẻ thường xuyên bị sốt về đêm cũng có thể là do sức đề kháng yếu, không thể chống lại các tác nhân ngoại lại xâm nhập vào cơ thể. Do đó, bố mẹ cần có những biện pháp tăng sức đề kháng cho con như không được quá lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc bổ, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết, cho trẻ ngủ đủ giác và đúng giờ, tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút mỗi ngày,...

sốt
Trẻ thường xuyên bị sốt về đêm cũng có thể là do sức đề kháng yếu. Ảnh Internet

2. Bé bị sốt về đêm do các bệnh nguy hiểm

Ngoài những nguyên nhân gây ra tình trạng sốt về đêm do các bệnh thông được nêu ở trên thì rất có thể, trẻ đang gặp phải các bệnh nguy hiểm sau đây:

2.1. Bệnh thương hàn - câu trả lời đầu tiên cho vấn đề sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì mà trẻ có thể gặp

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ ăn phải các loại thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc do tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với người bệnh. Thông thường, khi sốt thương hàn, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao kéo dài, có xu hướng nặng hơn về đêm và trở lại bình thường vào ban ngày, kèm theo sốt là biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy đôi khi có máu và những nối hồng ban trên ngực,...

Khi bệnh thương hàn chuyến biến nặng có thể gây ảo giác, mê sảng và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy con sốt về đêm kèm theo các có các dấu hiệu của bệnh, bố mẹ nên đưa bé đi khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm cho con nhé.

2.2. Bé bị sốt về đêm do sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue, đây là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em thông qua muỗi vằn mang bệnh. Ban đầu, trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột, liên tục kèm theo quấy khóc, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, quan sát thấy có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng,... Giai đoạn nguy hiểm nhất là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, lúc này hệ miễn dịch của bé sẽ bị suy yếu, dịch tràn phổi khiến con bị sung phù vùng bụng, xuất huyết nghiêm trọng, tiểu ra máu,... Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết sẽ trở nên nghiêm trọng, trụy tim mạch xuất hiện rất dễ gây tử vong.

Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue, đây là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Ảnh Internet

2.3. Bé bị sốt về đêm do sốt rét

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra bởi muỗi Anopheles. Và tỉ lệ tử vong cao nhất ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên. Những trẻ bị nhiễm virus sốt rét sẽ có những biểu hiện ban đầu như: sốt, ớn lạnh, vã nhiều mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, buồn nôn, ói mửa, vàng da,... và tái phát liên tục sau mỗi 48 - 72 giờ, tùy thuộc vào ký sinh gây bệnh. Trong những trường hợp bị sốt rét ác tính, trẻ sẽ sốt cao liên tục, ngủ li bì, tiêu chảy, bau bụng cấp, da xanh tái, co giật,... và đe dọa đến tính mạng.

2.4. Bé bị sốt về đêm do viêm tai giữa - bệnh tiêu biểu nên có trong danh sách trả lời sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì ở con

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể là do hệ miễn dịch còn yếu, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, do biến chứng của các bệnh lý tai mũi họng và độ tuổi dễ mắc nhất là những trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi. Khi bị bệnh này, trẻ thường sẽ sốt cao hơn 39 độ C, thường xuyên bứt rứt, khó chịu khi nằm, hay kéo tay và cọ tai vào người mẹ, quấy khóc, không phản ứng với âm thanh, tai có dịch mủ, mất thăng bằng,...

Thông thường, các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em đều có thể tự khỏi trong ba hoặc bốn ngày ngay cả khi có hoặc không có dùng kháng sinh. Trong những trường hợp không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị điếc và ảnh hưởng hệ thần kinh.

viêm tai giữa
Ở trẻ, bệnh viêm tai giữa có thể là do hệ miễn dịch còn yếu, cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh,... Ảnh Internet

3. Những lưu ý quan trọng dành cho bố mẹ khi hạ sốt cho con về đêm

Liên quan đến tình trạng sốt về đêm, ba mẹ nên quan sát thêm các biểu hiện có xuất hiện kèm theo hay không, nếu có là các biểu hiện gì, có nghiêm trọng không, có khả năng liên quan đến bệnh nào nhất, để từ đó bố mẹ có cách xử trí phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình hạ sốt cho trẻ, ba mẹ cũng cần phải nắm rõ những lưu ý sau đây:

  • Tuyệt đối không mặc quá nhiều quần áo cho bé vì sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, dẫn đến tình trạng sốt chuyển biến nặng nề hơn.
  • Không lau người cho bé bằng nước lạnh, khăn lạnh để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ khiến bé bị sốc nhiệt, bỏng lạnh hoặc nặng hơn là viêm đường hô hấp.
  • Bé sốt cao về đêm từ 2 - 4 ngày thì cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, xử lí kịp thời.
  • Bố mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt của người lớn cho bé và không cho bé uống quá liều vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm tính mạng.
  • Những bé dưới 1 tuổi, cần tiếp tục cho bú mẹ nhiều, tăng cữ để bổ sung nước cho con, bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải nghỉ ngơi hợp lý để cung cấp đủ sữa cho bé.
  • Với những bé đang ăn dặm, cần cho ăn ít và chia thành nhiều bữa, thức ăn phải lỏng và dễ tiêu.
  • Nếu bé sốt cao, tuyệt đối không nên tắm vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh vào trong.
tắm cho bé
Nếu bé sốt cao, tuyệt đối không nên tắm vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh vào trong. Ảnh Internet

Hy vọng nội dung chia sẻ về tình trạng sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì cùng các thông tin liên quan như trên, sẽ giúp ích được nhiều cho các bậc phụ huynh, khi chăm sóc bé yêu của mình. Bên cạnh đó, nếu bé thường xuyên bị sốt cũng có khả năng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe đang ở trạng thái nguy hiểm. Lúc này, ba mẹ cần lập tức đưa bé đến bác sĩ khám, xét nghiệm để có cách điều trị và chăm sóc con tốt hơn.

Hiền Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI