Bé bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bé bị trào ngược dạ dày là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Mặc dù bệnh này thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể để lại những hệ quả không lường.

banner ads

Thực tế, khi so sánh với các bệnh thuộc về dạ dày khác thì tình trạng bé bị trào ngược dạ dày - thực quản không cần phải đáng ngại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mọi người có thể lơ là, vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nói chung của trẻ. Bài viết dưới đây của Yeutre.vn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng này của trẻ sơ sinh, để các mẹ có thể an tâm, khi chăm sóc bé yêu nhà mình nhé!

trao nguoc da day thuc quan
Bé bị trào ngược dạ dày - thực quản là do đâu? - Ảnh Internet

1. Phân loại

Khi dạ dày bé co bóp, cơ thắt thực quản dưới sẽ co lại để đóng kín dạ dày. Nhưng nếu đoạn dưới thực quản giãn rộng hơn mức bình thường thì thức ăn, dịch dạ dày sẽ trào ngược lên, khiến cho bé bị trào ngược dạ dày - thực quản. Trào ngược dạ dày được chia làm 2 loại như sau:

- Sinh lý : Là hiện tượng trào ngược nhưng không gây ra các biến chứng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu bé bị trào ngược dạ dày sinh lý thì biểu hiện thông thường là bé sẽ nôn ngay trong lúc bú hoặc ngay sau khi ăn dặm. Thời gian trào ngược thường ngắn, thoáng qua, hoặc mỗi ngày một lần. Ngoài lúc trào ngược, bé vẫn bú, vẫn chơi bình thường.

 trào ngược dạ dày sinh lý
Bé bị trào ngược dạ dày sinh lý thường không để lại biến chứng nguy hiểm - Ảnh Internet

- Bệnh : Là hiện tượng trào ngược gây nên các biến chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tần suất nôn thường xuyên hơn so với trào ngược sinh lý. Ngoài ra, nếu bé bị trào ngược dạ dày - thực quản dạng bệnh lý thì bé thường có biểu hiện sợ bú, sợ ăn, khóc nhiều, uốn éo vặn người.

2. Triệu chứng cho thấy bé bị trào ngược dạ dày - thực quản

Nếu bé bị trào ngược dạ dày - thực quản, các mẹ sẽ thấy bé có các biểu hiện sau đây:

banner ads

- Nôn là biểu hiện đầu tiên cho thấy bé bị trào ngược dạ dày - thực quản. Lúc này, bé thường nôn ra sữa mới bú, thường tăng lên sau khi bé ăn dặm.

- Ngoài ra, khò khè, viêm phổi tái phát, giãn phế quản cũng có thể là những biểu hiện chứng tỏ bé bị trào ngược dạ dày - thực quản.

- Bé bị trào ngược dạ dày - thực quản cũng có thể xuất hiện triệu chứng viêm xoang, viêm tai.

- Triệu chứng tiếp theo là mòn răng.

- Bé bị trào ngược dạ dày - thực quản thường thiếu máu, suy dinh dưỡng và chậm tăng cân.

suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng, chậm tăng cân có thể là do bé bị trào ngược dạ dày - thực quản - Ảnh Internet

3. Cách chăm sóc bé bị trào ngược dạ dày – thực quản

Khi bé bị trào ngược dạ dày - thực quản, các mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

- Bế bé hoặc cho bé nằm nghiêng đầu về một bên để chất trong dạ dày ra ngoài không đổ ngược lại đường hô hấp gây hít sặc vào thanh, khí, phế quản của bé.

 cách bế bé chuẩn
Bế cao bé để thức ăn không đổ ngược lại gây khó thở - Ảnh Internet

- Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm cho bé sau khi bé nôn trớ. Sau đó, mặc quần áo khô thoáng, mát mẻ, nhưng phải đảm bảo đủ ấm cho bé.

Hút rửa mũi cho bé trong trường hợp bé bị nôn, sặc ra mũi.

- Cho bé bú hoặc ăn dặm lại sau khoảng 30 - 40 phút.

- Dấu hiệu ổn định sau khi bé nôn là da bé hồng hào, khóc to, trương lực cơ tốt.

- Trong trường hợp bé nôn quá nhiều, không khóc, tím tái, khó thở… thì hút mũi tiếp cho bé, dốc ngược, vỗ lưng kích thích thở, và chuyển nhanh đến phòng cấp cứu gần nhất.

4. Phòng tránh bé bị trào ngược dạ dày – thực quản

Để phòng tránh cũng như hạn chế tối đa tình trạng bé bị trào ngược dạ dày - thực quản, các mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

- Không cho bé bú quá no, mà hãy cho bé bú nhiều lần theo đúng tư thế. Lời khuyên cho các mẹ là nên cho bé nằm ngửa, thân và đầu cao, tạo góc nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giường.

- Mẹ cũng không nên kiêng ăn mà phải ăn đầy đủ, đa dạng các loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa cho các bé bú.

 mẹ ăn đủ chất
Các mẹ nên ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho bé - Ảnh Internet

- Chia thức ăn cho bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Không để bé bú hơi (nên cho bé nằm nghiêng khi bú bình, để sữa xuống đều), tránh tình trạng bé ngậm vú giả.

- Các mẹ cũng không nên ru bé ngủ ngay khi ăn, đặc biệt không đưa võng, đưa nôi mạnh tay để bé không bị nôn trớ.

 bé ngủ sau ăn
Mẹ không nên ru bé ngủ ngay sau khi ăn - Ảnh Internet

- Để tránh tình trạng bé bị trào ngược dạ dày, mẹ cần hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các món ăn nhiều cà chua…

Có thể nói, tình trạng bé bị trào ngược dạ dày rất hay xảy ra, nhưng không phải chị em nào cũng biết cách chăm sóc con mình đúng cách khi bé gặp phải tình trạng này. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các mẹ nắm rõ những thông tin cần thiết, để từ đó có cách bảo vệ, điều trị thật tốt khi các bé bị trào ngược dạ dày - thực quản.

Mỹ Tiên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI