Bảng trọng lượng thai nhi giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé

Bảng trọng lượng thai nhi sẽ giúp mẹ xác định cân nặng thực tế của bé với cân nặng theo tiêu chuẩn, để biết bé có phát triển bình thường hay không. Từ đó mẹ bầu có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng cho thích hợp, đảm bảo sức khỏe của bản thân để đảm bảo sự phát triển về cân nặng chiều dài toàn diện nhất cho thai nhi.

banner ads
Bảng trọng lượng thai nhi giúp mẹ theo dõi cân nặng của bé theo từng tuần
Bảng trọng lượng thai nhi giúp mẹ theo dõi cân nặng của bé theo từng tuần - Ảnh Internet

1. Bảng trọng lượng thai nhi thể hiện sự phát triển của bé yêu

Khi mang thai, mẹ luôn lo lắng cho bé từng ngày. Bé yêu trong bụng đã lớn như thế nào, nặng bao nhiêu... là điều mẹ bầu nào cũng quan tâm. Trong mỗi lần khám thai định kỳ, bác sỹ sẽ kiểm tra các chỉ số cần thiết của bé để có thể đưa ra những đánh giá và tiên lượng về sức khỏe của bé và cả mẹ trong thai kỳ.

Một trong những chỉ số quan trọng trong sự hình thành của thai nhi là cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài và cân nặng của thai nhi qua từng tuần tuổi thể hiện tình hình phát triển của thai nhi. Việc nắm bắt cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi là rất quan trọng. Bảng trọng lượng thai nhi ngoài việc giúp chị em biết được sự phát triển của con có bình thường hay không, việc làm này còn thể hiện sự yêu thương, quan tâm của thai phụ đối với thai nhi ngay từ những ngày đầu tiên. Bên cạnh đó, các mẹ có thể gắn chặt thêm sợi dây liên kết mẹ con, cảm nhận được niềm hạnh phúc khi lần đầu làm mẹ.

Một trong những chỉ số quan trọng trong sự phát triển của thai nhi là cân nặng và chiều dài của bé
Một trong những chỉ số quan trọng của thai nhi là cân nặng và chiều dài của bé - Ảnh Internet

Cũng thông qua chỉ số theo các tuần phát triển của bé qua bảng trọng lượng thai nhi, bác sỹ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như tập luyện thích hợp cho mẹ bầu. Và trong trường hợp cân nặng và chiều dài của thai nhi chênh lệch so với bảng trọng lượng quá nhiều, các mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân mình.

2. Theo dõi bảng trọng lượng thai nhi theo từng tuần

Ngay cả khi đi siêu âm về, đã được bác sỹ cho biết cân nặng của bé rồi mẹ vẫn băn khoăn không biết bé có bị nhẹ cân quá không hay bé phát triển như thế có tốt không? Để yên tâm hơn, mẹ hãy theo dõi sự tăng trưởng của bé yêu qua bảng trọng lượng thai nhi theo từng tuần dưới đây nhé.

Bảng trọng lượng thai nhi theo từng tuần tuổi
Bảng trọng lượng thai nhi theo từng tuần tuổi - Ảnh Internet

Giải thích bảng trọng lượng thai nhi:

- Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường nằm cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông.

- Từ tuần thứ 20 trở đi, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân, lúc này kích thước cũng như cân nặng của thai nhi sẽ tằn dần đều.

- Bước sang tuần thai tứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Chiều dài và cân nặng bé đạt được theo tuần tương xứng như sau

- Từ tuần đầu đến tuần thứ 12 : Đây là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, nên kích thước của bé còn nhỏ. Lúc này, thai nhi có thể đạt chiều dài 5.4 cm và trọng lượng là 14g.

Chiều dài của thai nhi 7 tuần tuổi đạt khoảng 13cm
Chiều dài của thai nhi 7 tuần tuổi đạt khoảng 13cm - Ảnh Internet

- Từ tuần 13 đến tuần thứ 26 : Thai nhi ở thời điểm này thường đạt cân nặng khoảng 755g và chiều dài là 35.5 cm. Chỉ số này có thể chênh lệch một chút ở từng bé, nên mẹ đừng quá lo lắng khi kích thước của bé nhỏ hoặc lớn hơn so với con số này nhé.

- Từ tuần thai 27 đến tuần thai 40 : Bé đạt kích thước lơn nhất ở giai đoạn này, thông thường cân nặng của bé lúc này đạt 3462g, còn chiều dài là 51.2cm.

Cân nặng và chiều dài của bé có thể do khởi điểm không giống nhau, nên những bước phát triển của mỗi bé sẽ khác nhau. Vì bảng trọng lượng thai nhi cũng chỉ mang tính chất tham khảo, những chỉ số này chỉ là chỉ số trung bình giống như chỉ số BMI của một người bình thường. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cũng như bổ sung các loại thuốc bổ cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Hãy gặp bác sỹ nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về cân nặng của bé so với bảng trọng lượng thai nhi
Hãy gặp bác sỹ nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về cân nặng của bé - Ảnh Internet

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi. Vì vậy, muốn bé phát triển tốt mẹ bầu cần hết sức chú ý trong quá trình mang thai. Cân nặng của thai nhi có thể bị giảm nếu mẹ mắc các hội chứng sau:

Chiều cao người mẹ:  Những bà mẹ gầy gò, thấp bé có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại.

Chức năng của nhau thai:  Bánh nhau thai nhỏ làm cho quá trình vận chuyển dưỡng chất tới bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, khiến thai nhi còi cọc.

Các chức năng ở rốn:  Nếu dây rốn gặp bất cứ vấn đề gì chẳng hạn như hiện tượng tụ máu, xoắn dây rốn, sa dây rốn... sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như cân nặng của thai nhi.

dây rốn của thai nhi bị xoắn
Dây rốn bị sa, bị tụ máu, bị xoắn... sẽ làm bé bị nhẹ cân so với bảng trọng lượng thai nhi - Ảnh Internet

Mẹ bị tăng huyết áp:  Trong thai kỳ nếu mẹ bị nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng đến với thai nhi. Đương nhiên bé sẽ bị nhẹ cân so với bảng trọng lượng thai nhi.

Thai nhi bị dị tật bẩm sinh:  Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi. Vì vậy, nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất cứ dị tật gì ảnh hưởng đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng.

Số lượng thai nhi trong bụng mẹ:  Hiển nhiên những mẹ mang thai đôi, thai ba thì các bé sẽ có cân nặng nhẹ hơn so với bảng trọng lượng thai nhi rồi.

Các thiết bị đo đạc:  Các thiết bị đo đạc tại các phòng khám cho kết quả không chính xác hoặc bác sỹ thao tác sai số cao thì cũng cho ra một kết quả cân nặng thai nhi không đúng với thực tế.

bà bầu đo kích thước bụng
Thường xuyên đo bụng bầu cũng là cách theo dõi cân nặng của bé - Ảnh Internet

Bảng trọng lượng thai nhi chỉ mang tính chất tương đối, mỗi bé lại có sự phát triển cân nặng và kích thước một cách khác nhau. Nên mẹ cũng đừng quá lo lắng khi cân nặng và chiều cao của con phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút với bảng trọng lượng tiêu chuẩn nhé.

Nguyễn Vũ Thường tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI