Dù việc sinh con thông minh khi ăn trứng ngỗng chưa có bằng chứng nào xác minh. Nhưng trứng gà và trứng ngỗng đều là những thực phẩm dinh dưỡng mẹ bầu nên dùng trong thai kỳ.
Nhưng bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà và trứng ngỗng là đủ? Hãy cùng yeutre.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà?
Dinh dưỡng trong trứng gà
Trứng gà giàu dinh dưỡng.
Trứng gà có hàm lượng chất khoáng phong phú như: kali, natri, magie, photpho, sắt. Chúng cũng chứa các loại vitamin như: vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin. Và nhất là trong trứng có chứa omega 3 và hàm lượng protein dồi dào.
Chính vì vậy, trứng gà có nguồn dinh dưỡng gần như toàn diện, vượt trội hơn so với rất nhiều thực phẩm khác. Chúng không chỉ tốt cho cơ thể người bình thường mà đặc biệt hữu ích cho mẹ bầu vốn cần nguồn dinh dưỡng phong phú trong thai kỳ.
Lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu
Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy trứng gà mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Chúng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như sắt, canxi…
Ăn trứng giúp mẹ bầu thư giãn hơn, giảm các triệu chứng bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch.
Với thai nhi thì mẹ ăn trứng gà sẽ giúp bé phát triển mạnh mẽ hệ thần kinh, đặc biệt là trí não.
Ngoài ra, mẹ ăn trứng gà thường xuyên trong thai kỳ cũng giúp da em bé sinh ra trắng hồng.
Khi mang thai ăn bao nhiêu trứng gà là đủ?
Tuy giàu dưỡng chất nhưng trứng gà cũng có hàm lượng cholesterol khá cao. Chính vì vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng gà. Mức an toàn cho mẹ bầu khi ăn trứng gà là chỉ nên ăn từ 3 đến 4 trứng mỗi tuần và hãy ăn rải rác để không cảm thấy ngấy nhé.
Cách chế biến món trứng gà đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho bà bầu
Với mỗi cách chế biến trứng gà, mẹ bầu cần lưu ý những quy tắc an toàn khác nhau.
Mẹ bầu chỉ nên ăn ba trứng gà mỗi tuần.
- Nếu mẹ bầu ăn trứng luộc thì nên đun trứng khoảng 7 phút là tối đa. Nếu đun lâu hơn 10 phút dưỡng chất trong trứng sẽ biến đổi và sinh ra khó tiêu, khó hấp thụ và mất đi một số dưỡng chất quan trọng khác. Khi luộc mẹ cũng nên lật trứng để chúng chín đều nhé.
- Mẹ nên ngâm trứng nóng trong nước sôi để nguội để làm nguội, cách này sẽ an toàn và tránh nhiễm khuẩn cho trứng. Để trứng dễ bóc hơn mẹ có thể thả một chút muối vào nồi nước luộc.
- Nếu mẹ bầu dùng trứng ốp, nên lật đều hai mặt trứng để trứng chín hẳn mới dùng, không nên dùng trứng lòng đào.
- Tương tự, nếu kho trứng thì mẹ cũng chỉ nên rim trứng chừng 5 phút thôi nhé.
- Với món trứng muối thì mẹ bầu tốt nhất nên hạn chế dùng vì quá trình chế biến không đảm bảo cho sức khỏe vì cách dùng vôi muối để ủ trứng.
Ngoài ra, tuy có nguồn dinh dưỡng phong phú nhưng ngoài trứng gà mẹ bầu cũng nên ăn uống đầy đủ và đa dạng các thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?
Hầu hết các mẹ bầu đều tin rằng ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh. Ngoài ra các mẹ cũng tin rằng ăn trứng ngỗng cũng nên ăn vào một thời điểm nhất định trong thai kỳ mới có thể giúp con tăng cường trí não sau này.
Trứng ngỗng lớn hơn trứng gà gấp bốn lần.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy trứng ngỗng có thể giúp mẹ sinh ra những đứa trẻ thông minh hơn bình thường. Ngoài ra, trứng ngỗng cũng chỉ là một loại thực phẩm bình thường với thành phần dinh dưỡng thấp hơn hẳn trứng gà.
Trứng ngỗng lành tính. Do đó, mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ mà không cần phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của bé nhé. Dưới đây là những thông tin về trứng ngỗng mẹ bầu nên biết.
Dinh dưỡng trong trứng ngỗng
Trứng ngỗng nặng gấp 4 lần trứng gà. Thành phần dinh dưỡng của chúng gồm có: 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2..
Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng thấp hơn trứng gà rất nhiều. Chúng có hàm lượng các dưỡng chất quan trọng cho thai phụ như protein, sắt, vitamin A… chỉ bằng khoảng 1/2 trứng gà.
Ngỗng cũng thường đẻ trứng nơi ẩm ướt do đó trứng ngỗng cũng dễ lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn.
Ăn trứng ngỗng đúng cách
Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu.
Mẹ bầu nên chế biến trứng chín thật kỹ khi ăn.
Vì thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật của chúng nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn trứng ngỗng theo các quan niệm dân gian mẹ bầu nhé.
Với trứng ngỗng khi ăn mẹ bầu cũng nên chế biến chín hoàn toàn để dùng.
Ngoài ra mẹ nên dùng phong phú các loại thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể bên cạnh việc dùng trứng ngỗng.
Cách lựa chọn trứng có chất lượng tốt
Để lựa được trứng tốt, không nhiễm bệnh hay hư hỏng mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:
- Cho trứng vào dung dịch muối 10%. Nếu trứng chìm xuống là trứng mới, nếu trứng nổi lên mặt nước là trứng đã đẻ quá 5 ngày.
- Mẹ có thể cầm trứng và lắc nhẹ. Nếu trứng mới khi lắc sẽ không kêu, ngược lại trứng cũ khi lắc sẽ có tiếng lục cục.
- Một cách nữa là mẹ có thể soi trứng dưới nguồn sáng như mặt trời hoặc ánh sáng điện. Nếu trứng có màu hồng, trong suốt với chấm hồng, túi khí, là trứng tốt. Nếu trứng có vết máu hay vật lạ khác thì không an toàn nhé.
Những người nên hạn chế ăn trứng
Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh gan, mỡ máu, bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… thì không nên ăn trứng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)