Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Về giá trị dinh dưỡng nói chung, rau ngót giàu kali, canxi, magie, photpho và vitamin C, B1, B6, B12 rất tốt cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót bao gồm: 3.1g lysine, 2.5g methionine, 1g tryptophane, 4.7g phenylalanine, 6.5g threonine, 3.3 valine, 4.6 leucine, 3.3g isoleucine.
Rau ngót có tính mát và tính lạnh, giúp hạ nhiệt, giải độc cho cơ thể. Lượng vitamin có trong rau ngót rất dồi dào, rau ngót chứa nhiều vitamin K, (một loại vitamin khá hiếm trong thực vật) các axit amin, và rất nhiều chất đạm.
Những người bình thường nên bổ sung rau ngót vào thành phần bữa ăn ít nhất 3 lần trong một tuần để cân bằng, bổ sung đủ các chất, năng lượng cho cơ thể.
1. Rau ngót chứa chất papaverin gây co thắt tử cung, dễ sảy thai
Tuy nhiên, bên cạnh giá trị dinh dưỡng nói chung tốt cho cơ thể như thế người ta cũng tìm thấy trong rau ngót chứa một lượng khác cao chất papaverin. Loại chất này có trong cây thuốc phiện, gây co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai. Do đó, đối với các mẹ bầu, việc hạn chế không ăn rau ngót nhiều được cho là điều đúng đắn. Dù thế, các mẹ bầu cũng được khuyên không nên quá kiêng kỵ, có thể bổ sung loại rau nhiều dinh dưỡng này vào thực đơn ăn uống khoảng 1-2 lần trong một tuần với một lượng nhỏ, như thế sẽ đảm bảo việc không xảy ra tình trạng có thắt tử cung.
Trong thai kỳ ở 3 tháng đầu mẹ bầu nên kiêng bớt với rau ngót, đặc biệt tuyệt đối không uống nước ép rau ngót, sinh tố rau hay ngót ăn rau ngót sống bởi vì lượng papaverin có trong rau ngót sống sẽ rất cao nguy cơ gây sảy thai cực lớn. Và theo các nghiên cứu cho thấy, nếu dùng hơn 30mg rau ngót sống tình trạng co thắt tử cung sẽ sảy ra.
2. Nước ép rau ngót chữa sót nhau sau khi sinh
Nếu trong thời gian mang thai, việc dùng nước ép rau ngót được xem là phải cực kỳ thận trọng, thì nước ép rau ngót lại có thể được dùng để chữa sót nhau sau khi sinh.
Người ta sẽ dùng một nắm lá rau ngót vắt lấy 100ml nước nóng uống 2 lần cách nhau 10 phút, nhau thai sẽ ra ngoài ngay trong ngày hôm ấy.
3. Chọn và sử dụng rau ngót sao cho an toàn
Liên quan đến việc sử dụng rau ngót, chọn mua rau an toàn cũng là yếu tốt khá quan trọng, trong thời điểm chúng ta phải đối mặt với vấn đề khá lớn về thực phẩm sạch rau củ an toàn. Rau ngót cũng không ngoại lệ. Vì thế, khi mua rau ngót, bạn không nên chọn những lá rau quá già có màu xanh đậm vì trong những loại lá này sẽ chứa nhiều chất papaverin. Cũng không nên chọn những loại rau ngót có lá xoăn một cách bất thường, vì có thể rau ngót đã bị bệnh hoặc được phun tưới khá nhiều thuốc trừ sâu.
Rau ngót chứa glucocorticoid, đây là chất ngăn cản quá trình hấp thụ canxi và photpho. Đối với tất cả chúng ta và đặc biệt là đối với các mẹ bầu thiếu canxi hay photpho thì không nên ăn rau ngót, hoặc ăn kèm rau ngót với những thực phẩm chứa canxi vì sẽ gây cản trở cho việc hấp thụ. đây là một trong những lưu ý khá quan trọng, mà chúng ta cần quan tâm khi sử dụng rau ngót.
Ngoài những đặc tính gây nguy hiểm cho bà bầu đang mang thai, thì đối với người thường rau ngót mang lại khá nhiều lợi ích tốt. Theo các nghiên cứu của y học cổ truyền, rau ngót có đặc tính mát, thanh nhiệt, lọc máu, bổ huyết, nhuận tràng.
Những phụ nữ sau khi sinh nên ăn nhiều rau ngót để có thể loại bỏ được nhau thai còn sót, giúp tăng cường lọc máu và cân bằng lượng đường có trong máu. Ngoài ra, rau ngót còn ngăn ngừa các triệu chứng táo bón vì chứa khá nhiều chất xơ. Một nghiên cứu khác cũng cho biết, trong rau ngót có tìm thấy chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục dễ gây hưng phấn cho cả nam và nữ.
Bà bầu có nên ăn rau ngót- nỗi băn khoăn của các bà bầu cũng là rất phải. Để không quá lo lắng về việc sử dụng rau ngót, chị em cần ghi nhớ, mẹ bầu có thể ăn rau ngót sau 3 tháng đầu của thai kỳ khoảng một lượng nhỏ dưới 30g và chỉ nên ăn 1-2 lần trong 1 tuần để bổ sung dinh dưỡng. Và tuyệt đối không nên uống nước ép rau ngót để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con nhé.
Ái Quê tổng hợp