Bà bầu bị động thai không nên ăn gì và cách phòng tránh?

Ngoài chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khi động thai bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và kiêng ăn một số loại thực phẩm nhất định. Nếu chưa biết bị động thai không nên ăn gì và nên ăn gì mẹ có thể theo dõi các thông tin sau nhé!

banner ads

Trong những tuần đầu thai kỳ nếu thấy cơ thể mệt mỏi, đau bụng thường xuyên và có dấu hiệu ra máu âm đạo, mẹ nên nghĩ ngay đến trường hợp động thai.

Dấu hiệu nhận biết động thai

Đau bụng thường xuyên và có hiện tượng chảy máu âm đạo chứng tỏ bạn sẽ bị động thai

Một số thai phụ có dấu hiệu đau bụng nhẹ trong vài tuần đầu mang thai nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đau bụng đầu thai kỳ phần lớn là dấu hiệu thai động. Nếu chính xác vùng gây đau ở bụng dưới, khi đau có cảm giác hơi tức và kèm theo mỏi vai hoặc thắt lưng, xuất hiện ít máu màu hồng nhạt hoặc chảy thành giọt ở âm đạo... thì nên đến bệnh viện ngay vì rất có thể bạn đã bị động thai.

Mặc dù động thai chưa thực sự nguy hiểm và chỉ là dấu hiệu sớm cảnh báo nguy cơ sẩy thai nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, mọi lo lắng của bạn sẽ thành hiện thực.

Bị động thai không nên ăn gì?

Khi bị động thai, trước hết, bạn cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, chỉ nằm nghỉ ngơi và không xoa bóp vùng bụng. Đặc biệt, cần tránh quan hệ vợ chồng hoặc thăm khám âm đạo thường xuyên để tránh kích thích cổ tử cung. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần rất quan trọng để đẩy nhanh thời gian phục hồi. Chính vì vậy, rất nhiều bà mẹ muốn biết bị động thai không nên ăn gì và nên ăn gì nằm đem lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể.

Thật ra, mẹ chỉ cần nhớ, trong thời gian nghỉ ngơi, chú ý chế độ dinh dưỡng đặc biệt để tránh dẫn đến nôn ói nhiều hoặc tiêu chảy cấp vì chúng có thể là yếu tố tăng nặng dẫn đến sẩy thai. Tránh ăn các thức ăn có quá nhiều dầu mỡ và gia vị hoặc các loại thức uống có chất kích thích mạnh như cà phê, nước ngọt có ga, rượu, bia… Điều quan trọng nhất là phải ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ, không ăn thực phẩm sống (gỏi, sushi, rau sống…) và các thực phẩm có tính hàn (nghêu, sò, ốc, hến, rau ngót, dưa hấu…). Các bữa ăn cần đảm bảo phối hợp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng đạm, béo, tinh bột và vitamin. Nếu tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp như thế này, chắc chắn bạn sẽ không còn phải hỏi động thai không nên ăn gì hay nên ăn gì mà sẽ tìm kiếm những loại thực phẩm tốt nhất cho trí não và sự tăng trưởng của bé trong các tháng tiếp theo đấy!

Ngoài việc tuân theo chế độ dinh dưỡng cân bằng, bạn cũng có thể theo Đông y chế biến một số món ăn bổ dưỡng như gà ác tiềm hạt sen và táo đỏ, cháo hạt sen, cháo cá chép, cháo tía tô, cháo hoàng kỳ, cháo bầu dục…

Nếu được chăm sóc tốt, ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi điều độ, bạn sẽ qua khỏi sau khoảng 1-2 tuần tùy theo thể trạng.

Cách phòng tránh bị động thai

Động thai có nhiều nguyên nhân, trong đó những thay đổi tâm lý do thần kinh căng thẳng kéo dài, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí hoặc thức quá khuya là những nguyên nhân phổ biến nhất. Do đó để phòng tránh động thai, bạn cần:

Ăn uống đủ chất, cân bằng và điều độ để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng.

  • Giữ trạng thái cảm xúc cân bằng, lạc quan và luôn nghĩ về những điều tốt đẹp
  • Ăn uống đủ chất, cân bằng và điều độ để tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng.
  • Có thể tập những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để bảo vệ sức khoẻ
  • Khám thai theo lịch hẹn cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để theo dõi sức khỏe của thai nhi và của mẹ. Trong trường hợp thai lưu, các bác sĩ sẽ báo cho bạn biết để có thể chuẩn bị tâm lý đón nhận.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn nhạy cảm đầu và cuối thai kỳ.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa động thai. Mong rằng chúng đã trả lời cho bạn câu hỏi bị động thai không nên ăn gì hay nên ăn gì để chóng phục hồi. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI