"Đuổi" chuột rút khi mang thai hiệu quả

Chuột rút khi mang thai là một triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu, nhất là ở những tháng cuối cùng. Chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm, thường xảy ra ở chân, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở các cơ thịt ở chân khi mẹ bầu co duỗi, cử động.

banner ads

Tuy là triệu chứng bình thường khi mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý kỹ các dấu hiệu vì nó cũng có thể báo hiệu mẹ đang gặp một bệnh lý nào đó.

Nguyên nhân gây ra chuột rút

- Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chuột rút. Đó có thể là do các cơ thịt ở chân chịu sự chèn ép của cơ thể ngày càng nặng hơn gây ra.

- Một nguyên nhân bên trong nữa là do tỷ lệ canxi và phốt pho trong cơ thể mẹ bầu mất cân bằng.

12938-nam-goi.jpg

banner ads

Nằm gối giúp cơ thể ít bị chèn ép hơn và giảm chuột rút ở mẹ bầu.

- Sự hoạt động quá mức như đi lại trong một khoảng thời gian dài cũng có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải vấn đề chuột rút do lượng canxi không kịp cung cấp cho các bắp thịt.

- Cuối cùng, sự giảm sút của tuần hoàn máu hay đơn giản là nhiệt độ môi trường sống hạ thấp cũng dễ gây chuột rút ở mẹ bầu.

"Đuổi" chuột rút hiệu quả

Chuột rút tuy không gây đau đớn nhiều nhưng lại khó chịu cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu tốt nhất nên phòng tránh để hạn chế chuột rút xảy ra. Đó là:

- Đảm bảo cơ thể được ấm áp khi ngủ, cần tránh để gió và không khí lạnh tiếp xúc trực tiếp với chân, nên đắp mền.

- Tư thế nằm nghiêng là tư thế tốt nhất để chống lại chứng chuột rút. Mẹ cũng có thể kê chân lên gối để các cơ chân được hoạt động thoải mái hơn.

- Tránh đi bộ quá nhiều và lao động mệt mỏi trong thai kỳ gây ra căng cơ.

12937-giu-am-cho-co-the.jpg

Giữ cho cơ thể đủ ấm là một trong những cách chống lại chứng chuột rút

- Mẹ bầu cũng nên thường xuyên xoa bóp chân để máu lưu thông, tránh được chuột rút. Ngoài ra. ngâm chân vào nước nóng chừng 10 phút trước khi ngủ là cách rất tốt để chống lại triệu chứng này.

Xử lý khi bị chuột rút

Ngay khi cảm thấy bị chuột rút mẹ bầu nên đặt chân xuống đất. Mẹ có thể để bàn chân chạm thẳng vào tường hay duỗi chân dài ra. Các động tác này giúp cho ống chân được kéo dài ra và giảm các co rút ở các cơ.

Một số các động tác khác như duỗi chân, gập bàn chân, xoay cổ chân cũng có tác dụng tương tự.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu xuất hiện tình trạng chuột rút thường xuyên và kéo dài thì nên đi khám để xác định những thiếu hụt vi chất hay các vấn đề khác của cơ thể và can thiệp sớm.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI