9 bệnh mẹ bầu thường gặp nhất trong thai kỳ

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể trở nên mẫn cảm và yếu đuối hơn. Hơn nữa nhiều sự thay đổi trong thời gian gian này khiến mẹ bầu dễ dàng mắc bệnh.

banner ads

Dưới đây là một số bệnh thường gặp của mẹ bầu trong thai kỳ.

1. Nghẹt mũi

Bệnh này có thể xảy ra từ tháng thứ hai của thai kỳ. Có khoảng 30% mẹ bầu mắc bệnh nghẹt mũi.

Nguyên nhân được cho là sự thay đổi nội tiết tố khiến cho màng nhầy niêm mạc mũi bị sưng và tiết dịch nhiều hơn. Một nguyên nhân khiến niêm mạc này bất bình thường là sự mở rộng các các mạch máu.

Mẹ nên uống nhiều nước, nhỏ nước mũi và kê cao gối khi ngủ để hạn chế bệnh. Hoặc mẹ cũng có thể xông hơi bằng cách hít thở qua khăn ấm.

2. Bệnh cúm

6736-g2.jpg

Cảm cúm ở mẹ có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho bé.

Hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai là nguyên nhân chính khiến virus cúm tấn công và gây bệnh cho mẹ bầu.

Bệnh cúm có thể gây ra những hậu quả nặng nề như sinh non, thai chết lưu, sẩy thai hay gây ra các dị tật thai nhi.

Mẹ nên phòng chống bệnh này bằng cách tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. Ăn uống đầy đủ để bảo đảm sức khỏe và khi bị bệnh nên gặp bác sĩ để điều trị, không nên tự ý dùng thuốc.

3. Bệnh đường tiêu hóa

Các bệnh về đường tiêu hóa được biết đến nhiều nhất khi phụ nữ mang thai là: bệnh trĩ, táo bón và tiêu chảy.

Nguyên nhân của bệnh thường là do sự giảm nhu động ruột vì các hormone thay đổi. Hơn nữa đó là do sự chèn ép của thai nhi lên khu vực ruột già và hậu môn.

Một số thực phẩm bổ sung trong khi bầu bí như sắt cũng gây ra khó đi tiêu.

Riêng với bệnh tiêu chảy là do cơ thể tiếp thu các thức ăn nước uống kém vệ sinh để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Để tránh được các bệnh này mẹ nên có chế độ ăn uống giàu chất xơ, nhiều hoa quả rau củ, tránh dùng các chất kích thích và uống nhiều nước…

Ngoài ra mẹ bầu cũng nên đi dạo, vận động nhẹ nhàng để cải thiện nhu động ruột.

4. Nhiễm khuẩn đường sinh dục

Hơn ¾ phụ nữ khi mang thai mắc các vấn đề về nhiễm khuẩn đường sinh dục. Các vấn đề thường gặp như viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm tử cung hay có những dấu hiệu bất thường về khí hư.

Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục thường do nấm, loạn khuẩn hay trùng roi… gây ra.

Thai phụ bị mắc các bệnh này có nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu… cao. Hơn nữa thai nhi cũng vị ảnh hưởng bệnh tật từ mẹ.

Vì vậy, khi phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục, mẹ nên đi khám để được điều trị kịp thời. Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày mẹ nên giữ vệ sinh, không nên thụt rửa quá sâu, dùng dung dịch vệ sinh an toàn và nên vệ sinh đúng cách để tránh lây nhiễm vi khuẩn…

5. Chảy máu nướu răng

6735-g1.jpg

Chỉ nha khoa giúp mẹ bầu giữ sạch răng trong thai kỳ.

Nướu răng khi mang thai thường trở nên mềm và dễ bị tổn thương hơn. Do sức đề khàng bị giảm sút nên chúng dễ bị viêm nhiễm, trở nên sưng đỏ và đau nhức. Một số biểu hiện thường gặp là viêm nha chu hay chảy máu chân răng.

Mẹ nên giữ vệ sinh răng miệng tốt trong thời gian này. Nên dùng chỉ nha khoa và khi phát hiện bệnh nên đến nha sĩ để được tư vấn an toàn.

6. Bị vọp bẻ (chuột rút)

Nguyên nhân của chứng vọp bẻ khi mang thai được cho là do cơ thể mẹ bị thiếu canxi. Thường bạn sẽ bị vọp bẻ tại bắp chân hay bàn chân.

Nếu gặp phải trường hợp này thì bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng để các cơ được phục hồi. Đồng thời cũng cần quan tâm bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể.

7. Mất ngủ

Mẹ bầu hay mất ngủ vào giai đoạn cuối của thai kỳ khi bụng đã lớn và gây nhưng áp lực lên xương và các cơ.

Để khắc phục tình trạng này mẹ nên chú ý tư thế ngủ. Nếu nằm nghiêng sang trái mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra việc trang bị một chiếc gối bầu và giữ tâm lý thật thoải mái là cách để mẹ có những giấc ngủ ngon hơn.

Mẹ cũng không nên uống chất kích thích hay xem các chương trình tivi dễ gây hưng phấn trước khi đi ngủ.

8. Bệnh về da

6737-g3.jpg

Nám là hiện tượng thay đổi ở da phổ biến khi phụ nữ mang thai

Các bệnh về da là nổi ưu phiền của mẹ bầu. Mặc dù chúng không gây ra tác hại gì đến sức khỏe của mẹ hay thai nhi nhưng lại khiến cho mẹ buồn rầu vô cùng vì sự xuống cấp của nhan sắc.

Các triệu chứng về da thường gặp là da bị mụn, rạn, nám, nổi ban, phù nề…

Để khắc phục tình trạnh này ngoài chế độ ăn uống vận động hợp lý mẹ bầu còn phải có chế độ chăm sóc da với những mỹ phẩm dưỡng da an toàn và phù hợp.

9. Giãn tĩnh mạch

Nếu mẹ bầu bị thừa cân thì sẽ đối mặt với chứng này. Sự căng phồng của các tĩnh mạch khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức các cơ, nhất là ở chân.

Vì vậy để tránh máu tiếp tục dồn xuống chân mẹ bầu không nên đứng quá lâu, khi nằm cũng nên gác chân lên cao. Ngoài ra tập thể dục nhẹ nhàng cho chân cũng là cách giảm đau nhức.

Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ nên phòng bệnh: Kiểm soát cân nặng của mình.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI