8 dấu hiệu thai lưu và 3 câu hỏi liên quan thường gặp nhất của các mẹ bầu

Dấu hiệu thai lưu là điều mà các mẹ bầu cần phải lưu ý trong giai đoạn thai kỳ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này sẽ giúp bác sĩ kịp thời can thiệp, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ. Vậy các dấu hiệu thai lưu này xuất hiện như thế nào? Nhận biết các dấu hiệu ra sao? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua 8 dấu hiệu thai lưu và 3 câu hỏi liên quan thường gặp nhất ngay sau đây nhé.

banner ads
thai chết lưu
Thai lưu là biến chứng thai kỳ mà rất nhiều mẹ bầu lo lắng mình gặp phải khi đang mang thai. Ảnh Internet

1. Thai lưu là gì?

Thai lưu là tình trạng thai chết trước hoặc trong khi sinh, lưu lại trong tử cung của người mẹ quá 48 giờ. Đây là một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này của mẹ bầu, nếu được xử lý sớm thì nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ càng được giảm thiểu.

Hiện tượng thai lưu dễ xảy ra nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên trong suốt quá trình thai kỳ cũng không thể loại trừ hoàn toàn các nguy cơ thai bị chết lưu. Một thai kỳ hạn xảy ra giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn. Thai chết lưu được phân loại dựa vào thời điểm mà xảy ra:

  • Thai lưu sớm là xảy ra trong khoảng từ 20 đến 27 tuần tuổi
  • Thai lưu muộn xảy ra giữa 28 và 36 tuần tuổi.

Đối với những thai chết lưu non tháng (1 – 2 tháng), thai có thể tự tiêu biến khi mẹ chưa kịp nhận biết mình đã mang thai. Nếu thai đã lớn trên 6 tháng, có thể sẽ sẩy thai tự nhiên hoặc sinh thường. Thông thường thai càng lớn tuổi thì thời gian lưu thai càng ngắn.

Những bà mẹ có nguy cơ cao bị thai chết lưu

  • Mẹ mang bầu song thai, đa thai.
  • Đã từng bị thai chết lưu.
  • Mang thai ngoài 35 tuổi.
  • Mẹ uống rượu, sử dụng thuốc cấm khi mang bầu.
  • Mẹ béo phì hoặc quá nhẹ cân.
  • Mẹ bị cao huyết áp, tiểu đường.
thai lưu là gì
Thai lưu là hiện tượng thai nhi không còn sự sống trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Ảnh Internet

2. 8 dấu hiệu thai lưu mẹ có thể nhận biết

2.1. Thai không chuyển động, hay chuyển động yếu ớt

Sự chuyển động của thai nhi hay thai máy trong bụng là một dấu hiệu quan trọng giúp mẹ nhận biết được sức khỏe con. Nếu mẹ không chắc chắn về những chuyển động của thai nhi, mẹ hãy ngồi, nằm xuống để lắng nghe hoặc có thể uống một ly nước lạnh hoặc một cốc nước cam để kích thích bé chuyển động.

Nếu mẹ không cảm nhận được thai máy hay chuyển động nào trong khoảng 8-10 giờ thì cần tìm đến bác sĩ thăm khám ngay bởi rất có thể thai nhi đang gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là thai nhi đã ngừng hoạt động sống.

2.2. Tử cung không nở rộng phát triển

Tử cung của mẹ sẽ lớn theo sự phát triển của bào thai. Mỗi lần khám thai, các mẹ sẽ được bác sĩ tiến hành đo kích thước của tử cung.

Nếu tử cung của mẹ ngừng mở rộng thì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm. Trong trường hợp bào thai không còn sự sống, tử cung cũng sẽ không phát triển nữa.

2.3. Tim thai yếu

Khi khám thai định kỳ , sẽ luôn kiểm tra tim thai, tuy nhiên nếu không thấy nhịp tim thai thì mẹ sẽ cần kiểm tra xem thai có phát triển không, có xảy ra hiện tượng lưu thai không.

Bình thường nhịp tim thai dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút nhưng nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút thì đó là một dấu hiệu cho thấy thai nhi có thể bị thiếu oxy.

2.4. Vỡ ối sớm

Nếu nước ối chảy ra từ âm đạo mà mẹ chưa chuyển dạ thì rất có thể thai đã chết lưu. Tình trạng này còn gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ do vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và dạ con. Do đó, mẹ không được chủ quan khi thấy có chất lỏng rò rỉ từ âm đạo khi mang bầu nhé.

Vỡ ối sớm là nguyên nhân có thể khiến thai nhi của mẹ không thể chào đời vì khi nước ối cạn kiệt và chảy hết ra ngoài, máu và oxy không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến tình trạng thai bị ngạt thở, tử vong, trụy thai từ trong tử cung.

vỡ nước ối
Hiện tượng thai nhi không chuyển động, vỡ ối sớm,... là những dấu hiệu của thai lưu. Ảnh Internet

2.5. Không xuất hiện dấu hiệu ốm nghén

Nếu bỗng dưng các triệu chứng ốm nghén biến mất mà không rõ nguyên nhân, bạn cần kiểm tra lại. Các dấu hiệu ốm nghén có thể là đi tiểu nhiều lần, cảm giác mệt mỏi, đau lưng, tức ngực... Đây có thể là dấu hiệu thai lưu sớm nhất mà mẹ cần nhận biết .

2.6. Bụng bầu không phát triển

Nếu thai nhi phát triển thì bụng bầu sẽ ngày càng lớn lên về kích thước. Nhưng nếu chu vi vòng bụng không phát triển hoặc đã to rồi nhưng ngày càng bé lại thì khả năng thai lưu rất cao. Đi kèm với dấu hiệu này có thể là các vấn đề như ngực mềm lại, không còn căng tức, thấy sữa non tiết ra, hơi đau tức và nặng vùng bụng. Chính vì vậy, việc theo dõi kích thước vòng bụng trong thời gian mang bầu vô cùng quan trọng. Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, bụng sẽ to lên nhanh chóng cùng với sự phát triển vượt trội của thai nhi, trung bình số đo vòng bụng sẽ tăng khoảng 1 cm/tuần.

2.7. Ra máu âm đạo

Dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu dễ thấy nhất là những đốm máu nâu hoặc máu chảy thành vệt đỏ. Tình trạng này xuất hiện do hormone sụt giảm, quá trình sảy thai có thể xảy ra.

2.8. Đau nhức kèm chảy máu

Chảy máu âm đạo kèm với dấu hiệu nặng bụng, chuột rút, râm ran khó chịu, đau tức lưng thì đây là dấu hiệu sảy thai sớm mà mẹ cần lưu ý.

biểu hiện thai lưu
Khi thai lưu sẽ xuất hiện những cơn đau bất thường hay ra máu âm đạo, mẹ cần theo dỗi để nhận biết. Ảnh Internet

3. 3 câu hỏi liên quan đến tình trạng thai lưu thường gặp 

3.1. Cần làm gì để ngăn ngừa thai lưu

  • Mẹ bầu cần có lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng.
  • Tăng lượng hấp thu axit folic khi mang thai vì nó làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Khám thai thường xuyên để theo dõi tình hình thai nhi. Nhận siêu âm thai kỳ sớm.
  • Duy trì cân nặng cần thiết và tập các bài thể dục tốt cho bầu.
  • Tiến hành sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những bất thường tăng trưởng của bào thai.
  • Kiểm tra và quản lý tăng huyết áp và tiểu đường trước và trong khi mang thai.
  • Theo dõi chuyển động của thai nhi từ tam cá nguyệt thứ hai.
  • Hãy cẩn thận khi đi lại để tránh tai nạn ngã té. Tránh mang giày cao gót và đeo dây an toàn khi đi trong xe hơi.
  • Tự nấu ăn và lựa chọn thực phẩm sạch để làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
mẹ bầu
Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ mẹ bầu cũng cần cẩn thận, theo dõi mẹ và thai nhi thường xuyên. Ảnh Internet

3.2. Xử lý thai lưu như thế nào?

  • Dùng thuốc để tống thai ra ngoài : Đây là phương pháp an toàn và nhanh chóng, được xử lý khi thai chết lưu dưới 7 tuần.
  • Tiến hành hút hoặc gắp thai ra ngoài : Áp dụng cho thai trên 7 tuần. Phương pháp này không an toàn nên mẹ cần đến những cơ sở y tế uy tín có thể hạn chế những tổn thương đến sức khỏe.
  • Xử lý thai nhi như một cuộc sinh non : Khi thai hơn hơn 6 tháng cần xử lý thai như một cuộc sinh non, thai lưu sẽ được đưa ra ngoài nhanh chóng. Các bác sĩ sẽ tiến hành giục sinh để mẹ chuyển dạ và sinh con ra.
dấu hiệu thai lưu
Có nhiều phương pháp đẻ xử lý tình trạng thai lưu ở mẹ bầu. Ảnh Internet

3.3. Cần chuẩn bị gì cho lần mang thai tiếp theo?

  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
  • Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm.
  • Giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe để sẵn sàng mang thai.

Các xét nghiệm cần thực hiện

  • Xét nghiệm hội chứng antiphospholipid thực hiện trong lúc thai lưu nhưng vẫn trong bụng mẹ hoặc trong vòng 2 tuần sau khi hút thai.
  • Xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục (giang mai).
  • Phân tích nhiễm sắc thể đồ tìm nhiễm sắc thể bất thường ở cả bố và mẹ.
  • Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.
  • Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,..
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi.
  • Xét nghiệm nội tiết tố.
  • Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.
xét nghiệm
Sau khi bị thai lưu bạn nên làm xét nghiệm hội chứng antiphospholipid để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo. Ảnh Internet

Trên đây là 8 dấu hiệu thai lưu dễ nhận biết cùng 3 câu hỏi liên quan thường gặp nhất về tình trạng này. Chuyên mục Mang thai hy vọng, các bầu đều có thể nắm được chi tiết để bớt phần lo lắng và tập chung chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mình thêm phần kỹ lưỡng, chu đáo hơn. Đồng thời, theo dõi kỹ và nhận biết khi nào mình phải làm gì nếu gặp những báo động có thể liên quan đến tình trạng thai lưu. Và cuối cùng, điều quan trọng nhất mà mọi mẹ bầu cần làm là luôn giữ một tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và kiểm tra, theo dõi thai nhi trong bụng thường xuyên cẩn thận, để biết rằng bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh mẹ nhé.

Chi Lê tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI