Dấu hiệu thai lưu, nguyên nhân và cách nhận biết để không xảy hậu quả nghiêm trọng

Dấu hiệu thai lưu là một trong những thông tin hết sức quan trọng mà các thai phụ cần phải đặc biệt chú ý. Thông thường thì hiện tượng này có nguy cơ xảy ra cao trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, và cần được các bác sĩ can thiệp kịp thời, nếu không có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ. Vậy chính xác thì hiện tượng thai lưu là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc thai bị chết lưu? Và làm sao để nhận biết dấu hiệu thai lưu?

banner ads

nguyên nhân dẫn đến việc thai bị chết lưu
Nguyên nhân dẫn đến việc thai bị chết lưu, dấu hiệu nhận biết là những câu hỏi chị em quan tâm. Ảnh: Internet

1. Hiện tượng thai lưu là gì

Thai lưu là hiện tượng trứng của người phụ nữ đã được thụ tinh, làm tổ ở tử cung, tạo thành bào thai. Nhưng vì 1 số nguyên nhân mà phôi thai không thể tiếp tục phát triển, không còn sự sống và bị lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.

Hiện tượng thai lưu dễ xảy ra nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên trong suốt quá trình thai kỳ cũng không thể loại trừ hoàn toàn các nguy cơ thai bị chết lưu.

Các dấu hiệu thai lưu nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của thai phụ.

2. Nguyên nhân thai bị chết lưu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lưu thai và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu nhưng không rõ lý do. Theo các chuyên gia thì thai lưu có thể xuất phát từ các nguyên nhân đến từ phía người mẹ hoặc thai nhi.

2.1 Nguyên nhân từ phía người mẹ

  • Người mẹ bị nhiễm độc thai nghén có thể gây ra hiện tượng thai chết lưu. Bệnh kéo dài nhiều ngày sẽ khiến cho thai bị suy dinh dưỡng và chết đi.
  • Người mẹ bị các bệnh mãn tính như suy gan, viêm thận, thiếu máu, bệnh tim, lao phổi, huyết áp cao…
  • Người mẹ bị mắc các bệnh về nội tiết như tiểu đường, thiểu năng giáp trạng, basedow….
  • Người mẹ có tử cung bị dị dạng hoặc kém phát triển khiến cho thai nhi nuôi nuôi dưỡng kém, dẫn đến sẩy thai.

Người mẹ bị các bệnh mãn tính như suy gan
Người mẹ bị các bệnh mãn tính như suy gan, huyết áp. Ảnh: Internet

2.2 Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Thai bị dị dạng: vô sọ, não úng tủy hoặc phù rau thai… là những nguyên nhân khiến thai bị chết lưu trong cơ thể người mẹ.
  • Rối loạn nhiễm sắc thể: Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho thai dưới 3 tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể do đột biến trong quá trình phát triển của phôi hoặc cũng cũng có thể do di truyền từ bố mẹ.
  • Thai già tháng: Đây là hiện tượng bánh rau bị lão hóa và không đảm bảo khả năng nuôi dưỡng thai. Nếu không được xử lý và điều trị kịp thời thì nó có thể dẫn đến hiện tượng thai chết lưu trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, trong tổng số trường hợp thai chết lưu có khoảng từ 20 - 50% là không thể tìm thấy nguyên nhân dù đã có đầy đủ các phương tiện thăm dò hiện đại hỗ trợ.

3. Các dấu hiệu thai lưu

Thai lưu là triệu chứng hết sức nguy hiểm, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người mẹ sau này. Bạn có thể nhận biết việc thai bị chết lưu qua những dấu hiệu sau:

3.1 Tử cung ngừng phát triển

Cùng với việc thai lớn lên thì tử cung của người mẹ cũng phát triển theo. Nhưng nếu thai lưu thì tử cung của mẹ cũng ngừng phát triển. Khi kiểm tra khám thai theo định kỳ, bác sĩ sẽ đo độ tăng trưởng của tử cung.

Nếu tử cung không thể phát triển hoặc không theo kịp tốc độ phát triển của thai kỳ, thì có nghĩa là có một vấn đề bất thường nào đó. Và đây có thể là dấu hiệu thai lưu.

nếu thai lưu thì tử cung của mẹ cũng ngừng phát triển
Nếu thai lưu thì tử cung của mẹ cũng ngừng phát triển theo. Ảnh: Internet

3.2 Không cảm nhận được những chuyển động của thai nhi

Đếm số lần thai máy trong quá trình mang thai là rất quan trọng. Điều này cho biết sự tồn tại và phát triển của em bé trong bụng. Để đếm được số lần thai máy, bạn nên nằm nghiêng về 1 phía và đếm bất kỳ chuyển động nào của thai nhi trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là khoảng 1 tiếng).

Nếu đột nhiên bạn không thể cảm nhận được các chuyển động của em bé nữa có nghĩa là có 1 vài điều bất thường đã xảy ra, trong đó có thể bao gồm cả hiện tượng thai lưu.

3.3 Không nghe được tim thai

Trong các lần đi khám thai định kỳ, thai phụ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Trong trường hợp quá trình kiểm tra gặp khó khăn, các bác sĩ sẽ đo liên tục cho đến khi nghe được tim thai.

Tuy nhiên nếu vẫn không thấy được tim thai, thì thai phụ sẽ được xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, trong đó có khả năng thai nhi đã bị chết lưu.

 Không nghe được tim thai
Không nghe được tim thai cũng là dấu hiệu của thai lưu. Ảnh: Internet

3.4 Vỡ nước ối

Vỡ nước ối cũng là một trong những dấu hiệu thai lưu. Khi thai bị chết lưu nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến hiện tượng vỡ ối bất ngờ dù chưa có dấu hiệu sẩy thai hay chuyển dạ.

Việc này đặc biệt gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ vì màng ối bị rách sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn cấp tính nghiêm trọng.

3.5 Không còn các dấu hiệu mang thai

Đối với đa số trường hợp thai chết lưu, những cảm giác như ốm nghén sẽ giảm đi, bụng thì nặng nề và hơi căng tức, ngực thì bị mềm đi, tự nhiên tiết sữa non. Tâm trạng của người mẹ cũng trở nên bồn chồn, hay lo lắng hơn, khi thử máu thấy sợi sinh huyết giảm…

Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển. Tuy nhiên đây cũng rất có thể là do thai bị chết và lưu lại trong bụng mẹ.

Tâm trạng của người mẹ cũng trở nên bồn chồn, hay lo lắng hơn
Tâm trạng của người mẹ cũng trở nên bồn chồn, hay lo lắng hơn. Ảnh: Internet

4. Chăm sóc và điều trị khi bị thai lưu

Nếu không may bị thai lưu, người mẹ cần phải được hỗ trợ ngay lập tức, để đảm bảo sức khỏe cho chính họ.

4.1 Phương pháp tự nhiên

  • Đó là để thai nhi tự đào thải ra bên ngoài cơ thể người mẹ. Ưu điểm của nó là ít can thiệp y tế và đơn giản.
  • Thích hợp cho các ca sẩy thai vào 3 tháng đầu tiên.
  • Điểm bất lợi là mất máu có thể rất nặng.
  • Có thể mất khoảng 2 tuần, phôi thai mới ra hết.
  • Khó biết được nguyên nhân sẩy thai xảy ra.

4.2 Phương pháp dùng thuốc

  • Thuốc sẽ kích thích cơ thể đẩy thai ra bên ngoài nhanh hơn chỉ trong vòng 6 - 12 giờ.
  • Giảm mất máu, giảm thời gian đau đớn.
  • Nhược điểm là khó lấy lại mô bào thai để kiểm tra sau đó.

4.3 Phương pháp phẫu thuật

  • Cách này còn được gọi là nạo hút thai D&C.
  • Dùng các dụng cụ để loại bỏ hoàn toàn bào thai trong tử cung.
  • Mô bào thai có thể được giữ lại để thí nghiệm, kiểm tra.
  • Thường được dùng khi thai đã lớn rồi, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
  • Tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và sẹo ở tử cung.

Cách này còn được gọi là nạo hút thai D&C.
Phương pháp phẫu thuật còn được gọi là nạo hút thai D&C. Ảnh: Internet

Nhận biết những dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu sớm, sẽ giúp các chị em kịp thời cứu sống em bé và tránh được các rủi ro nghiêm trọng nếu không may bị sẩy thai. Hy vọng các bạn sẽ có thể biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình trong thời gian mang thai và có những biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời. 

Việt Thư tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI