1. Tập thói quen làm việc gì ra việc đó
Nhiều trẻ hay nghịch, vừa học vừa chơi game, nghe nhạc, xem tivi, ăn uống… lơ là không chịu tập trung chú ý hết mình vào bài học. Trong khi đó, chỉ có tập trung cao độ, làm việc nào ra việc đó, thì trẻ mới nhớ lâu các bài học, kiến thức ở trường. Ba mẹ nên tập cho con thói quen này từ nhỏ, kể cả không cho trẻ vừa học vừa đeo tai phone nghe nhạc dù mở nhỏ, để trẻ hình thành thói quen học ra học, chơi ra chơi, nghỉ ngơi, giải lao ra nghỉ ngơi giải lao.
Đừng bắt trẻ học liên tục, hãy cho trẻ thời gian thư giãn
2. Tránh quá tải
Không phải cứ cho trẻ học liên tục, giờ này qua giờ khác thì trẻ sẽ nhớ nhiều và nhớ dai. Bộ não khi bị quá tải, thừa mứa thông tin thì không thể dung nạp thêm bất cứ điều gì, dù đơn gian, dễ hiểu. Do đó, các mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, giải lao phù hợp trong những giờ học tập hàng ngày nhé. Giải lao chính là các để não nghỉ ngơi, khỏe khoắn trở lại để tiếp tục tiếp nhận thông tin mới.
3. Đọc to, đọc thầm và tự đọc
Để trẻ học bài nhanh thuộc và nhớ lâu, chẳng hạn một bài thơ hay thơ nào đó, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ đọc và thuộc từng cụm ngắn một, như 1- 2 câu/lần, cho đến hết đoạn văn, đoạn thơ. Tuân thủ 3 bước sau: Đầu tiên đọc to thành tiếng 2-3 lần, kế tiếp đọc thậm cũng 2-3 lần, sau cùng yêu cầu trẻ tự đọc thuộc lòng lại. Lần lượt cho đến khi hết đoạn văn, đoạn thơ.
Dạy trẻ học thuộc từng đoạn văn ngắn, giọng đọc nhỏ, nhẩm liên tục 3 - 5 lần
4. Cho trẻ ghi ra giấy
Những kiến thức trẻ vừa học được, để nhớ lâu, một trong những cách là khuyến khích trẻ ghi ra giấy. Ba mẹ cũng không nên lo lắng khi trong quá trình ghi ra giấy, có những đoạn trẻ không nhớ, ba mẹ nên nhắc trẻ và sau đó cho trẻ đọc lại một lần nữa. Quên cũng là cách để trẻ làm rỗng đầu óc mình và thu thập những thông tin mới.
5. Kiểm tra lại
Ba mẹ nên có thời gian biểu kiểm tra kiến thức cũ của con định kỳ hàng tuần, chẳng hạn tuần 3 lần vào thứ 2, 4, 6 hoặc 3, 5, 7. Cách kiểm tra đơn giản chỉ là hỏi lại kiến thức của từng môn học mà trẻ đã học trong ngày hôm trước, thậm chí cuối tuần có thể hỏi lại thông tin của những ngày đầu tuần.
Ba mẹ nên lên lịch giúp con kiểm tra những kiến thức đã học được
Tuy nhiên, lưu ý là ba mẹ không nên gây áp lực cho con thái quá về việc này, chỉ nên xem đó là việc nhẹ nhàng, cần thiết, thậm chí hài hước, vui đùa với con trong khi kiểm tra bài. Trẻ càng lo lắng thì càng gây khó khăn cho việc nhớ nhanh, nhớ lâu.
6. Hiểu ý nghĩa
Thay vì chỉ học thuộc lòng kiểu học vẹn, quan trọng hơn hết ba mẹ nên hướng dẫn con hiểu ý nghĩa tóm gọn của đoạn văn, bài thơ hay một bài học bất kỳ nào đó. Khi hiểu được ý nghĩa ngắn gọn của bài học, và thậm chí chỉ cần nhớ rõ ý nghĩa đó thì khi có dịp gặp lại, ký ức sẽ giúp trẻ hình dung ra toàn cảnh bài học một cách dễ dàng hơn.
7. Cho con ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là liều thuốc giúp não trẻ phục hồi khả năng ghi nhớ
Giấc ngủ là liều thuốc giúp não trẻ phục hồi, củng cố, “tua” lại tất cả kiến thức đã dung nạp trước đó, rồi xử lý, sắp xếp lại thành những “kho” dữ liệu lưu lại ở phần não làm nhiệm vụ ghi nhớ của não. Theo các nhà khoa học, những kiến thức được não ghi nhớ sẽ được lưu giữ cẩn thận, lâu dài trong ký ức, trí nhớ của trẻ. Song song đó, những ký ức quá cũ, không còn cần thiết nữa thì não sẽ tổ chức lại và xoá đi, nhường chỗ cho thông tin mới.
Yeutre.vn (Tổng hợp)