7 bước giúp con thoải mái đối diện tuổi dậy thì

Một trong những giai đoạn phát triển của trẻ khiến ba mẹ hay lo lắng nhất là khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, vì những bỡ ngỡ của cả trẻ lẫn ba mẹ. Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì để trẻ có thể đối diện với tuổi dậy thì một cách khoa học, an toàn?

banner ads

7863-yeutrevn-day-thi-0.jpg

Bước vào tuổi dậy thì cơ thể bé gái bắt đầu xuất hiện những đường cong

Bình thường, độ tuổi dậy thì ở trẻ thường rơi vào khoảng 10 - 15 tuổi với các bé gái và 12 - 17 tuổi với các bé trai. Biểu hiện chung đó là:

- Bé gái xuất hiện đường cong cơ thể, núm vú phát triển hơn. Còn bé trai thì xương phát triển, bắt đầu “trổ giò”.

- Bé gái có thể có kinh nguyệt trong khi bé trai bị mộng tinh (xuất tinh trong lúc ngủ). Cả bé trai và bé gái bắt đầu mọc lông mu.

- Tâm lý ở các bé thay đổi bất thường.

1. Tâm lý

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có những thay đổi, xáo trộn về tâm lý. Những biện pháp áp đặt, ra lệnh, đe doạ hay trừng phạt quá đáng của cha mẹ thường không có tác dụng lâu dài. Trong thực tế chúng chỉ làm cho trẻ có cảm giác dồn nén, bị đàn áp.

Thậm chí trẻ còn có cảm giác bị mắc lừa vì những người thường nói yêu thương trẻ nhất là ba mẹ lại tìm cách đàn áp chúng. Vì vậy, trong giai đoạn có nhiều xáo trộn này, trẻ rất cần có người để tâm sự, hướng dẫn… Đây là trách nhiệm của cha mẹ, anh chị, ông bà trong gia đình.

2. Dinh dưỡng

Đây là giai đoạn các cháu lớn nhanh, cần được ăn uống tốt, không chỉ về lượng mà còn cả về chất. Ba mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ vặt, nên giải thích cho trẻ biết những thực phẩm nào có lợi cho sự phát triển của chúng, và ngược lại.

7864-yeutrevn-dinh-duong-day-thi.jpg

Ba mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều chất sắt, kẽm...

Cụ thể, nên cho trẻ ăn nhiều chất sắt, kẽm (thịt đỏ), đạm (thịt heo nạc, gà, trứng, cá), canxi (sữa, pho mai, hải sản), vitamin và các khoáng chất (trái cây, rau xanh). Ngoài ra, các mẹ cũng nên lựa chọn chất béo có lợi cho con ăn từ dầu thực vật, dầu cá, dầu oliu…

3. Cảm xúc và các mối quan hệ

Khi nói với con về những chuẩn mực đạo đức, ba mẹ nên trao đổi kỹ với nhau nên nói với trẻ ở tuổi 6 - 12 những gì và nói như thế nào để trẻ tiếp thu dễ dàng. Đồng thời, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của các mối quan hệ gia đình, xã hội bằng việc tôn trọng bản thân và những người xung quanh, biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.

4. Tập luyện thể lực

Bước vào độ tuổi này, ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực để phát triển cơ thể tốt. Không phải tất cả chúng đều thích các trò chơi đồng đội, nhưng chúng có thể thích các môn như đi bộ, bơi lội, chèo thuyền… Tuy nhiên, tốt nhất nên trông chừng khi chúng chơi thể thao hoặc cho chúng tham gia vào các đội nhóm hay câu lạc bộ thể thao.

5. Học những kỹ năng an toàn

Trẻ cần được học những kỹ năng và kiến thức quan trọng để tự bảo vệ bản thân cũng như cư xử tốt với mọi người. Ba mẹ cần lưu ý:

- Giúp trẻ học các kỹ năng an toàn cần thiết – có rất nhiều trang web cung cấp các thông tin, bài học bổ ích dành cho cả phụ huynh và trẻ em.

- Gia đình phải là nơi bé cảm nhận được sự an toàn và tìm sự giúp đỡ khi gặp bất kỳ một trở ngại hay thắc mắc nào trong quá trình trưởng thành của mình.

7861-yeutrevn-gia-dinh.jpg

Luôn bên cạnh giải đáp tất cả mọi thắc mắc của con

- Giúp con xác định những người mà chúng có thể nhận được sự ủng hộ, bao gồm bố mẹ và giáo viên.

- Dạy con về những sự đụng chạm – hãy chọn những cách diễn đạt thật đơn giản và khéo léo như: “Tuyệt đối không được để cho bất kỳ người nào đụng vào vùng kín của con mà không có lý do rồi yêu cầu con phải giữ bí mật việc đó”.

6. Trò chuyện cởi mở với con về giới tính

Cha mẹ cần phải giáo dục giới tính để con sắp tới bước vào tuổi dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Lúc này, cha mẹ phải thật sự là những người bạn sẻ chia những khó khăn, khúc mắc với con. Nếu gặp phải những vấn đề có tính cách tế nhị thì những vấn đề của trẻ trai thì người cha nên tìm hiểu và giúp đỡ con, còn những vấn đề của trẻ gái thì nên dành cho người mẹ.

Dưới đây là những chia sẻ về vấn đề giới tính mà ba mẹ nên nói với con ở độ tuổi 6-11:

– Cha mẹ hãy tìm hiểu kiến thức về phát triển cơ thể trẻ ở độ tuổi này để có kiến thức giải thích và dạy con đúng đắn…

– Với bé gái, mẹ hãy nói cho trẻ biết hiện tượng hành kinh khi dậy thì và những thay đổi cơ thể, tâm lý là hoàn toàn bình thường không có gì phải lo lắng. Ngoài ra, mẹ cũng nên dạy con biết cách vệ sinh sạch sẽ thân thể, đặc biệt là vùng kín khi hành kinh để tránh viêm nhiễm.

7862-yeutrevn-day-con-tuoi-day-thi.jpg

Khi con bước vào tuổi dậy thì, ba mẹ hãy dạy con cách chăm sóc và vệ sinh thân thể sạch sẽ

– Với bé trai, cha hãy khéo léo tâm sự với con về hiện tượng "quần ướt" khi ngủ dậy cũng như dương vật khi bị kích thích thì cương cứng. Đó là sự phát triển tâm sinh lý bình thường ở mọi đứa trẻ trai mới lớn.

4 lời khuyên hữu ích cho ba mẹ:

Khi trẻ càng lớn và càng cần được biết nhiều thông tin về giới tính hơn, bạn cảm thấy e ngại và không thoải mái khi nói về nó. Sau đây là môt vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

- Tìm các tài liệu giáo dục phù hợp với độ tuổi để bắt đầu vào cuộc trò chuyện – đó có thể là một cuốn sách, một đoạn băng hay một chương trình giáo dục trên truyền hình… để bạn xem cùng với con.

- Hãy nói thật nếu bạn ngại ngùng – nếu bạn không thể trực tiếp nói với con về tình dục, hãy cung cấp những tài liệu giáo dục hữu ích cho con đọc. Nếu bé thắc mắc những điều có liên quan, bạn hãy cố gắng trả lời con mình một cách tốt nhất.

- Hãy nhờ một người khác – nếu bạn cảm thấy tự mình không trao đổi được với con thì hãy nhờ một người thân đáng tin cậy giúp đỡ; tránh việc lờ đi hay bỏ qua, khiến con bạn phải tìm đến những nguồn thông tin không đáng tin cậy.

- Giải thích thái độ của bạn – hãy nhớ rằng con bạn sẽ không thể biết được các vấn đề về đạo đức, giá trị và niềm tin của bạn nếu như bạn không nói với bé.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI