Gầy yếu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vận động, việc học tập và cả tâm lý của trẻ. Để giúp trẻ cải thiện chiều cao, ba mẹ cần kết hợp cả ăn uống, vận động, nghỉ ngơi một cách hợp lý.
1. Cân đối về dinh dưỡng
Cân đối lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ gầy, suy dinh dưỡng có thể do các mẹ cho ăn nhiều nhưng lại không cân đối các chất dinh dưỡng. Theo đó nên cho trẻ ăn đủ các nhóm chất: tinh bột, đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất…
Lưu ý, cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo độ tuổi cua bé. Trẻ 6 tuổi cần 1.470 kcal/ngày, từ 7-9 tuổi là 1.825 kcal và 10-12 tuổi là 2.110 kcal (nam), 2.010 kcal (nữ).
2. Thay đổi thực đơn thường xuyên
Trẻ không có cảm giác thèm ăn, không muốn ăn có thể vì các món ăn chưa thật sự hấp dẫn trẻ. Vì vậy, các mẹ hãy thử thay đổi thực đơn thường xuyên, luân phiên món chiên, xào, hấp, luộc, nướng… từ bữa ăn chính đến bữa ăn phụ. Đồng thời, các mẹ nên trang trí các món ăn thật bắt mắt để kích thích các giác quan của trẻ.
Thay đổi thực đơn thường xuyên giúp trẻ ngon miệng hơn
3. Ăn đúng thời điểm và chia thành các bữa ăn nhỏ
Thời điểm tốt nhất để trẻ ăn là khi bụng vừa đói bởi lúc này dạ dày sẽ tiết ra enzyme nhiều hơn, kích thích cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn nhiều. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một lúc mà nên chia bữa ăn thành 5-6 bữa phụ để tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Đồng thời, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng.
4. Không ăn vặt trước bữa ăn
Ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt, snack… sẽ làm trẻ no ngang và không ăn được nhiều khi vào bữa chính, đây là một trong những nguyên nhân làm bé ăn mãi mà không mập ra.
Cho trẻ uống sữa mỗi ngày
5. Không quên uống sữa
Đối với trẻ gầy, suy dinh dưỡng, các mẹ nên chọn các loại sữa bổ sung vitamin, khoáng chất, sữa có đường, nguyên kem. Cần đảm bảo mỗi ngày trẻ uống ít nhất từ 400-500 ml sữa các loại từ sữa bột, sữa tươi… Trẻ có thể uống sữa vào buổi sáng, tối và mang theo sữa hộp khi đến trường hay vào bữa ăn phụ.
6. Tập thể dục mỗi ngày
Các môn thể dục thể thao như chạy bộ, đánh cầu lông, đạp xe đạp, bơi, đá bóng, bóng rổ… sẽ giúp trẻ đốt cháy năng lượng khi vận động, từ đó có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
7. Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất
Cho trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấ và bổ sung những dưỡng chất cần thiết
Bên cạnh các bí quyết trên, các mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn và cho bổ sung các vitamin, khoáng chất, enzyme tiêu hóa để giúp trẻ ăn ngon miệng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)