1. Những điều cần biết về cận thị ở trẻ
Cận thị còn được gọi là tầm nhìn ngắn. Tầm nhìn “cận cảnh” được đặc trưng bởi không có khả năng tập trung vào các vật ở xa. Cận thị khiến trẻ nhìn thấy các vật thể gần đó một cách rõ ràng, trong khi những vật thể ở khoảng cách xa bị mờ. Nguyên nhân là do ánh sáng tới võng mạc bị lệch hướng do nhãn cầu bị kéo dài. Cận thị rất phổ biến và ảnh hưởng khoảng 30% dân số châu Âu, 60% dân số châu Á. Ở Trung Quốc con số này lên đến 80%, Việt Nam cứ 10 trẻ thì có khoảng 3 trẻ mắc tật cận thị.
Một yếu tố quan trọng dẫn đến cận thị ở trẻ là di truyền. Ngoài ra, có những yếu tố khác cũng góp phần khiến mắt cận thị - đó là ở trong nhà quá nhiều, đọc sách và nhìn màn hình tivi, máy tính quá lâu với khoảng cách gần. Chính những điều trên đang gây ra sự gia tăng số lượng học sinh cận thị đáng kể.
Kính gọng, kính áp tròng hoặc thậm chí phẫu thuật mắt thường được sử dụng để phục hồi thị lực. Sau đó, chúng ta lại quên nhắc nhở trẻ chăm sóc tốt cho mắt sau phẫu thuật. Nhiều đứa trẻ không biết hoặc không thích tập thể dục mắt, hoặc cảm thấy rằng các bài tập mắt không đáng giá. Do đó, bố mẹ nên giải thích cho trẻ về giá trị của các bài tập cho mắt, bởi cơ quan này cũng có những nhóm cơ. Việc tập thể dục thường xuyên cho mắt cũng là cách để duy trì “sức khỏe” tốt cho cơ quan này.
2. Lợi ích của các bài tập chữa cận thị cho mắt hiệu quả
Phụ huynh có thể cho trẻ thử nhiều bài "thể dục mắt" khác nhau để cải thiện thị lực cho con. Đồng thời, giảm bớt cảm giác mệt mỏi, khô mắt sau khoảng thời gian điều tiết lâu. Tác dụng mà các bài tập khắc phục cận thị này đem lại bao gồm:
- Cải thiện chức năng mắt và cường độ mắt
- Cải thiện tiêu điểm
- Giảm mỏi mắt
- Giảm độ nhạy sáng
- Cải thiện nhận thức về chiều sâu
- Cải thiện khả năng phối hợp mắt với mắt
- Cải thiện tầm nhìn ngoại vi
3. Gợi ý 7 bài tập chữa cận thị cho trẻ hiệu quả tuyệt vời
3.1. Bài tập bút chì
Bút chì lấy nét
- Cho trẻ ngồi thoải mái và cầm bút chì hoặc bút mực để trước mặt và đặt ở xa.
- Nhìn vào bút chì và từ từ đưa nó về phía khuôn mặt của trẻ.
- Hãy giữ cho đôi mắt trẻ chỉ tập trung vào bút chì.
- Sau đó, từ từ di chuyển bút chì ra xa mắt. Nhưng vẫn giữ cho đôi mắt tập trung vào nó nhé.
- Lặp lại bài tập chữa cận thị này 5 lần mỗi đợt tập. Mỗi ngày tập khoảng 3 đợt là được.
Luyện khả năng tập trung của mắt với bút chì
- Chọn cho trẻ một vị trí ngồi thoải mái, lưng thẳng đứng.
- Giữ bút chì hoặc bút cách mũi khoảng 8cm.
- Lần này, thay vì tập trung vào bút chì, chỉ cần nhìn vào nó và thay đổi tiêu điểm của mắt thành một vật thể hoặc một bức tranh ở phía đối diện.
- Tập trung vào đối tượng đó trong 5 giây. Sau đó quay lại nhìn bút chì trong vài giây nữa.
- Lặp lại quá trình 5 lần và thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày.
3.2. Xoay nhãn cầu đảo mắt
Đây là một bài tập chữa cận thị đơn giản và thuận tiện mà trẻ có thể làm mỗi buổi sáng để cải thiện tình trạng mắt của mình. Bài tập này thực hiện như sau:
- Cho trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng thoải mái. Sau đó, bắt đầu bằng cách xoay nhãn cầu xung quanh theo chiều kim đồng hồ.
- Nhấp nháy một vài lần rồi đảo chiều hướng cuộn cầu mắt.
- Lặp lại quá trình này 4 hoặc 5 lần theo cả hai hướng.
- Thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày, hoặc bất cứ khi nào mắt trẻ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
3.3. Hướng theo ánh sáng
- Cho trẻ ngồi thoải mái trước một chiếc đèn, như đèn bàn, đặt ở khoảng cách đủ xa để không làm tổn thương mắt trẻ.
- Đề nghị trẻ nhắm mắt lại.
- Từ từ quay đầu từ trái sang phải và ngược lại.
- Tập trung vào cảm giác tăng ánh sáng, sau đó giảm dần khi trẻ quay đầu.
- Lặp lại bài tập này 5 hoặc 5 lần nhiều lần trong ngày.
3.4. Viết bằng mắt
Đây là một cách thú vị để "tập thể dục" với đôi mắt mà trẻ có thể làm ở bất cứ nơi nào, miễn là nơi đó có một bức tường. Các bước thực hiện bài tập này cụ thể là:
- Cho trẻ nhìn vào một khu vực của bức tường.
- Giữ cho đầu của trẻ không nghiêng ngả. Sau đó tưởng tượng viết các chữ cái của bảng chữ cái hoặc số bằng cách di chuyển đôi mắt - ánh nhìn lên tường.
- Hãy thử làm mọi chữ cái trong bảng chữ cái hoặc số từ 1 đến 20.
- Thực hiện bài tập chữa cận thị này đều đặn mỗi ngày để cải thiện thị lực.
3.5. “Quét phòng”
Trẻ có thể thực hiện bài tập này ở bất cứ nơi nào yên tĩnh, chẳng hạn như trong khu vườn hoặc phòng khách. Bố mẹ hướng dẫn cho trẻ thực hiện theo các bước:
- Ngồi thoải mái ở vị trí đã chọn.
- Bắt đầu từ từ "quét" ánh mắt nhìn các đối tượng ngoài vườn/ trong phòng từ một phía của căn phòng.
- Tiếp tục "quét phòng" tập trung vào từng đối tượng thật chi tiết.
- Hãy thử chọn ra các chi tiết - như số hoặc hình ảnh nhỏ - trên các đối tượng lớn hơn.
- Di chuyển tiêu điểm của mắt đến đối tượng tiếp theo.
3.6. Bài tập về ngón tay và hình ảnh
- Đứng thoải mái, đối mặt với một bức tường trong một căn phòng có kích thước to. Trong đó, có một số loại poster hoặc hình ảnh trên bức tường đối diện.
- Giữ ngón tay của trẻ ở phía trước mặt.
- Bắt đầu bằng cách tập trung ánh mắt vào đầu ngón tay của trẻ, sau đó đột nhiên chuyển sự tập trung của mắt vào hình ảnh trên tường.
- Sau vài giây, hãy cho trẻ lùi lại một bước và lặp lại quy trình.
- Lặp lại và lùi lại một bước nữa.
- Lặp lại ít nhất 5 lần. Thực hiện bài tập chữa cận thị này ít nhất một lần một ngày.
3.7. Bài tập mắt yogic
Có một số bài tập kết hợp với những lợi ích của yoga để khắc phục khả năng thị lực hiệu quả. Chẳng hạn như các bước thực hiện đơn giản của bài tập dưới đây:
- Cho trẻ bắt đầu ở một vị trí chéo chân với lưng thẳng đứng.
- Nâng cánh tay trái ngay trước mặt.
- Nắm tay bàn tay trái lại và trỏ ngón cái lên trên.
- Tập trung vào đầu ngón cái.
- Duy trì sự tập trung của mắt trên ngón tay cái, từ từ đưa ngón tay cái đến đầu mũi.
- Thở vào và giữ ngón tay cái tại chỗ trong một vài giây sau đó từ từ đưa cánh tay về vị trí bắt đầu.
- Lặp lại quá trình 5 lần một vài lần mỗi ngày.
3. Các bài tập chữa cận thị có thực sự hiệu quả hay không?
Tất nhiên hiệu quả của các bài tập cải thiện thị lực với trẻ cận thị còn phù thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Xác suất thành công phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân cận thị của trẻ, cũng như việc tập luyện có đúng cách, có kiên trì hay không. Việc tăng cường thị lực của trẻ sẽ mất thời gian, nên cần động viện trẻ cố gắng thực hiện các bài tập chữa cận thị này một cách thường xuyên và liên tục.
Để cải thiện thị lực cho trẻ, ngoài 7 bài tập chữa cận thị hướng dẫn trên đây, bố mẹ cũng cần lưu ý những yếu tố quan trọng khác. Các yếu tố đó bao gồm lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh, cùng chế độ ăn uống đủ khoáng chất, vitamin cần thiết. Tất cả những điều này nói chung đều sẽ giúp cải thiện thị lực, cũng như giảm nguy cơ tăng độ cận của trẻ. Thế nên, hãy thực hiện các cách có thể, để giúp con giữ gìn "cánh cửa tâm hồn" theo cách tốt nhất và tích cực nhất bố mẹ nhé.
Nguyên Bình tổng hợp