Trẻ ăn chậm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
Cha mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu một vài tuyệt chiêu dưới đây.
1. Đặt thời gian ăn cụ thể, khoa học
Thời gian hơp lý để trẻ hoàn thành bữa ăn là 30-45 phút. Cha mẹ không nên ép con ăn quá nhanh trong 15 phút hoặc quá lâu như 60 phút chẳng hạn. Ăn nhanh hay chậm đều không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nên yêu cầu trẻ phải hoàn thành bữa ăn trong thời gian quy định, nếu trẻ chưa ăn xong thì cũng dừng lại. Lần đầu, trẻ ăn chậm trẻ sẽ bị đói, lần thứ 2 tiếp tục ăn chậm trẻ sẽ đói hơn. Cứ như thế, trẻ sẽ hiểu rằng, trẻ chỉ có từng đó thời gian và nếu ăn không nhanh trẻ sẽ bị bỏ đói.
2. Giảm thức ăn vặt trước bữa ăn
Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vặt với đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn vặt là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ không ăn cơm hoặc ăn quá chậm vì đã ăn no đồ ăn vặt trước đó. Tốt nhất, mẹ nên giảm thức ăn vặt trước bữa ăn hoặc cắt bỏ khẩu phần ăn vặt để trẻ có thể tập trung ăn bữa chính. Hoặc nếu cho trẻ ăn đồ ăn vặt, mẹ nên cho ăn các loại đồ ăn tốt cho sức khỏe như sữa chua, trái cây, phô mai. Hạn chế đồ ăn vặt nhiều đường, dầu mỡ dễ gây no lâu.
3. Chuẩn bị lượng thức ăn vừa phải
Thực đơn vừa phải trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn
Lượng thức ăn vừa phải trên bàn ăn hoặc khầu phần ăn của trẻ sẽ khiến trẻ không bị ngán. Nhiều cha mẹ cố gắng cho con ăn thật nhiều khiến trẻ sợ ăn và ăn chậm. Do đó, hãy đảm bảo thực đơn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng và vừa phải để trẻ thấy “ngon” con mắt và hào hứng với chuyện ăn.
4. Trình bày đồ ăn đẹp mắt
Trình bày thức ăn hấp dẫn góp phần kích thích trẻ ăn nhanh
Một trong những yếu tố kích thích ăn uống và giúp trẻ ăn nhanh chính là cha mẹ nên trình bày thực phẩm trên bàn ăn thật bắt mắt. Điều đó sẽ kích thích vị giác của trẻ và giúp trẻ ăn ngon, ăn nhanh hơn.
5. Không cho trẻ vừa ăn vừa giải trí
Không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi các thiết bị điện tử
Coi ti vi, chơi ipad hay máy tính đều không nên được sử dụng trong bữa ăn. Tất cả các yếu tố giải trí này sẽ khiến trẻ mất tập trung khi ăn uống. Tốt nhất, khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên tập trung mọi việc vào việc ăn của trẻ, nhờ vậy, trẻ sẽ không bị xao nhãng khi ăn.
6. Tạo không gian ăn uống vui vẻ
Trò chuyện cùng trẻ, khích lệ con khi ăn uống, nói chuyện vui vẻ, dành nhiều thời gian cho con hơn… là yếu tố quan trọng giúp bữa ăn tràn ngập tiếng cười và trẻ sẽ hào hứng ăn hơn. Nhờ vậy, việc ăn chậm cũng được cải thiện đáng kể.
Yeutre.vn (Tổng hợp)