1. Trẻ bị bội nhiễm
Trẻ bị bội nhiễm có khả năng tử vong cao
Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng, hay có thể hiểu là ngoài bệnh lý thông thường, người bệnh còn bị mắc bệnh khác do virus như bị viêm phổi, não, hô hấp…
Theo các bác sĩ, trẻ bị nhiễm HIV, cơ thể miễn dịch yếu, sốt không rõ nguyên nhân rất dễ bị bội nhiễm – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Nhiều trường hợp đơn giản như bị hăm tã, nếu mẹ không vệ sinh cho trẻ cẩn thận, vết hăm sẽ loang rộng và lở loét gây ra tình trạng bội nhiễm dẫn tới tổn thương hai bên bẹn, bộ phận sinh dục, sốt kéo dài ở trẻ và nguy cơ tử vong rất cao.
2. Bệnh tay – chân – miệng
The thống kê, tại Việt Nam từ năm 2011 đến nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ ngày càng tăng cao. Có thời kỳ bệnh lên tới 20.000 ca mỗi tháng, là 1 trong 10 bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất ở nước ta.
Trong đó, trẻ dưới 3 tuổi tử vong chiếm tới 86%, đặc biệt, bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp trên diện rộng và chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, ngủ li bì, mê sảng, tay chân nổi mụn nước... Do đó, nếu mẹ phát hiện sớm và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Trong trường hợp, trẻ không được chữa trị kịp thời có thể sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
3. Bệnh kawasaki
Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nhưng rất nhiều phụ huynh không có thông tin về bệnh này. Theo thống kê, có tới 50% bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ mắc bệnh kawasaki nhưng đưa đến bệnh viện trễ dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng.
Theo cảnh cáo từ bệnh viện Nhi Đồng 1, biến chứng của bệnh kawsaski là gây viêm tắc và giãn mạch vành, dẫn tới nhồi máu cơ tim, gây đột tử ở trẻ, vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ triệu chứng gây bệnh để kịp thời chữa trị cho trẻ.
Triệu chứng bệnh thường gặp như sốt cao, sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không hết. Sau 2 ngày, bệnh nhân sẽ nổi và phát ban đỏ khắp mặt, tay, bẹn. Trong đó, môi đỏ, nứt, chảy máu, kết mạc đỏ, khô, không chảy nước mắt, miệng lở loét, gai lưỡi nổi hột, bong da hậu môn, móng tay, chân, hạch cổ sưng to…
Triệu chứng không phát ngay ra ngoài khi trẻ mắc bệnh mà cần theo dõi trong thời gian dài mới thấy. Thông thường, trẻ sẽ sốt kéo dài trên 5 ngày, nếu có các triệu chứng trên kèm theo nôn ói, tiêu chảy thì sẽ được chẩn đoán là kawasaki.
Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt 2 ngày kéo dài, uống thuốc không hạ, mẹ cần đưa còn đến các bệnh viện lớn để khám lâm sàng và theo dõi.
4. Bệnh viêm phổi
Hàng năm có tới 1,3 triệu trẻ em tử vong vì bệnh viêm phổi
Theo thống kê, riêng trong 2001 có tới 1,3 triệu trẻ em tử vong do viêm phổi, chiếm 1/5 ca tử vong ở trẻ em trên thế giới. Con số này cho thấy, viêm phổi là bệnh cực kỳ nguy hiểm tới tất cả trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi, là bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam. Do đó, khi xác định trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng.
5. Bệnh sởi
Đây cũng là một trong những bệnh gây tử vong cao ở trẻ với 80.000 bệnh nhân tử vong mỗi năm, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi. Mặc dù, bệnh sởi đã được kiểm soát bằng vắc xin nhưng con số tử vong vẫn gây ra kinh hoàng.
Trẻ bị bệnh sởi thường kèm theo nhiều bệnh như viêm đường hô hấp cấp, suy dinh dưỡng, tiêu chảy rất dễ dẫn tới tử vong.
6. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy dường như là bệnh dành cho trẻ em nghèo trên thế giới khi các ca tử vong liên quan tới tiêu chảy đều xảy ra với hàng nghìn trẻ em nghèo. Riêng ở Việt nam, trẻ dưới 5 tuổi có tỉ lệ tử vọng cao nhất, chiếm tới 12 – 15% các bệnh gây tử vong.
Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy thường là vi khuẩn rota và E.coli. Cách phòng tránh chúng cực dễ nếu cha mẹ thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ với xà phòng và bổ sung kịp thời nước và muối khoáng cho cơ thể trẻ. Với trường hợp trẻ đi tiêu chảy nhưng kèm theo máu thì cần cho trẻ uống thêm kháng sinh.
Lưu ý
Để trẻ có thể vượt qua nỗi sợ mang tên “bệnh tật”, cha mẹ không chỉ “giỏi" trong việc chẩn đoán bệnh mà cần phải cùng con phòng bệnh ngay từ sớm như:
- Luôn vệ sinh thân thể, tay chân sạch sẽ, ăn uống giàu dinh dưỡng, ngủ nghỉ đầy đủ.
- Nên hạn chế cho con tới nơi đông người, nơi đang có dịch bệnh.
- Khi xảy ra dịch bệnh cần cách ly con ở trong phòng, không tiếp xúc với người bị bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên bao bọc con quá kỹ:
- Nên cho con được vui chơi cùng bạn bè, hoạt động thường xuyên để cơ thể thích nghi dễ dàng với mọi môi trường sống.
- Khi nhận thấy con có dấu hiệu đơn giản như ho, sốt cần trị dứt điểm ngay để phòng các biến chứng sau này.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: