Phát hiện sớm và phòng tránh viêm phổi hiệu quả ở trẻ em

Trẻ bị viêm phổi nếu không phát hiện và điều trị sớm dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số triệu chứng nghi ngờ bệnh viêm phổi cha mẹ cần lưu ý.

banner ads

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em

Trẻ bị viêm phổi là do cơ thể của bé không đủ kháng thể để ngăn chặn các vi khuẩn lây qua đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

5237-be-bi-sot.jpg

Khi trẻ bị viêm phổi do triệu chứng không rõ ràng nên người lớn khó nhận biết

Khi trẻ bị viêm phổi do triệu chứng không rõ ràng nên người lớn khó nhận biết và thường chủ quan không điều trị dứt điểm.

banner ads

Cơ chế lây truyền của viêm phổi

Viêm phổi thường lây qua khi trẻ tiếp xúc với người bị viêm phổi, khi người bệnh ho hoặc hắt xì hơi sẽ tiết ra chất dịch có chứa vi khuẩn nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch này sẽ bị lây nhiễm viêm phổi ngay.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh

Thời gian điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ giao động từ 1- 6 tuần, tùy theo cơ địa cũng như thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn ở trẻ.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi bao gồm các triệu chứng sau:

1. Thở nhanh

Nhịp thở bình thường của trẻ từ 2 tháng tuổi cho đến 5 tuổi giao động từ 40 -50 lần/phút ( trong đó trẻ 2 tuổi nhịp thở bình thường là >60 lần/ phút; >12 tháng tuổi là >50 lần/ phút; từ 1 - 5 tuổi >40 lần/phút). Nếu mẹ phát hiện con mình thở nhanh, thở gấp trên 60 lần/phút thì đây là dấu hiệu trẻ bị viêm phổi cần đưa bé đi viện ngay tức thì.

2. Rút lõm lồng ngực

Nếu mẹ phát hiện bé bị rút lõm sâu lồng ngực thì nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay vì đây là dấu hiệu cho biết bé đang bị viêm phổi rất nặng.

3. Trẻ bị sốt cao và dai dẳng

5236-b-viem-phoi.jpg

Nếu trẻ chỉ bị sốt kèm ho và chảy mũi thì mẹ không đáng lo

Khi bé bị sốt nếu điều trị sau 3 ngày mà trẻ chưa khỏi, nhiệt độ tăng cao trên 39 độ C, mẹ cần đưa đi khám ngay vì có thể trẻ đang bị viêm phổi.

4. Tím tái

Nếu trẻ da trẻ xuất hiện dấu hiệu bị nhợt nhạt và tím tái bắt đầu từ mặt, sau đó lan rộng ra cả chân tay cho đến toàn thân, đây là dấu hiệu trẻ bị rối loạn hô hấp và cần sự can thiệp kịp thời của bác sĩ.

5. Bé không mở mắt phản ứng với mẹ

Khi bé không thể mở mắt hoắc phản ứng lại những tiếp xúc của mẹ, là do cơ thể trẻ đang bị mệt mỏi và kiệt sức. Lúc này, các mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay để tránh nguy hại cho sức khỏe của bé sau này.

6. Thở khò khè

Thở khò khè cũng được xem là biểu hiện của viêm phổi, tuy nhiên triệu chứng này cũng có ở bé bị hen suyễn. Do vậy, để an tâm nên đưa con đi khám bác sĩ là tốt nhất.

Ngoài những triệu chứng nêu trên, nếu bé có các biểu hiện như thở rên, chán bú, thở cánh mũi phập phồng… mẹ cũng không nên xem nhẹ mà cần đi khám bác sĩ ngay.

Nếu trẻ chỉ bị sốt kèm ho và chảy mũi không kèm những triệu chứng trên thì mẹ không đáng lo. Nhưng để an tâm cần đến bác sĩ để khám và điều trị sớm để tránh những điều đáng tiếc xảy ra sau này.

Chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em

Dựa vào các triệu chứng lầm sàng và chụp X- quang mà người ta chia bệnh viêm phổi thành ba loại, viêm phổi nhẹ, nặng và viêm phổi cấp tính, tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ ấn định phương pháp điều trị phù hợp là nhờ sự hỗ trợ của oxygen hay bù dịch hoặc kháng sinh đặc hiệu.

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi cấp tính

5247-dieu-tri-viem-phoi-1.jpg

Dựa vào các triệu chứng lầm sàng và chụp Xquang, bệnh viêm phổi được chia làm ba loại

Trẻ có ho, khó thở cộng với kèm theo các triệu chứng sau:

+ Trẻ lơ mơ hoặc bị hôn mê, mặt mũi tím tái hoặc co giật.

+ Trẻ ăn uống khó khăn, bỏ bú hoặc bị nôn khi ăn

+ Suy hô hấp nặng

+ Thở khò khè, thở nhanh, cánh mũi phập phồng…

+ Giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt.

+ Tiếng cọ màng phổi v.v...

Viêm phổi nặng

+ Trẻ ho hoặc khó thở

+ Khi thở lồng ngực bị lõm sâu, thở phập phồng cánh mũi.

+ Thở rên (ở trẻ dưới 2 tháng)

+ Ngoài ra, cũng có thể có thêm một số các triệu chứng giống với viêm phổi cấp tính.

+ Chụp X- quang thường không có kết quả chính xác để điều trị nên chỉ trong trường hợp cần thiết mới chụp X - quang mà thôi.

Viêm phổi nhẹ

+ Trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh.

+ Khi nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt.

Ngoài ra, khi bé có các triệu chứng như ho, chảy mũi, có thể phải thở bằng miệng kèm sốt không phải là viêm phế quản mà chỉ cảm sốt thông thường mà thôi.

Một số trẻ có thể thở khò khè là do virus. Vì thế, không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị theo triệu chứng, bệnh sẽ khỏi trong vòng từ 7 – 14 ngày.

Cách phòng bệnh viêm phổi cho bé

- Cho trẻ bú sữa non và nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu cho đến 2 tuổi để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

5248-viem-phoi.jpg

Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với khói bụi và than

- Chế độ ăn của bé nên cần có đủ các thực phẩm như ngũ cốc, đậu đỗ, dầu mỡ, rau xanh và đạm động vật.

- Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh, uống nước đá dễ bị viêm phổi

- Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, không để trẻ có quá nhiều mồ hôi và khi trẻ có mồ hôi cần dùng khăn lau khô người cho bé, không để trẻ ngủ trong phòng để điều hòa quá lạnh.

- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé, không cho trẻ tiếp xúc nhiều với khói bụi và than

- Tiêm phòng đầy đủ và đúng thời hạn cho bé để ngăn ngừa viêm phổi.

- Cách ly trẻ khỏi những người bị bệnh bệnh lao phổi, cảm cúm để tránh lây nhiễm sang trẻ.

- Khi trẻ bị bệnh ho và sốt cần chăm sóc và điều trị dứt điểm để tránh bệnh bị viêm phổi.

- Sử dụng các loại vaccin là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu các vaccin được dùng hiện nay là:

+ H.influenzae type b (Hib).

+ Ho gà (Bordatella pertusis).

+ Phế cầu (S.pneumonia).

+ Cúm

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI