Trẻ bị quầng thâm mắt: Dấu hiệu cảnh báo 12 bệnh nguy hiểm

Khi trẻ bị thâm quầng mắt các bậc phụ huynh thường mặc định là do trẻ thiếu ngủ. Nhưng không biết được rằng chứng thâm quầng mắt cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị một căn bệnh nguy hiểm nào đó.

banner ads

Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị thâm quầng mắt dưới đây nhé.

1. Do chấn thương

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị thâm quầng mắt

Nếu ở mắt trẻ xuất hiện những vết đen thâm có thể là bé va chạm với vật cứng khiến mạch máu dưới da bị vỡ. Trong trường hợp này cha mẹ cần xem xét mức độ nặng nhẹ để đưa bé đến bệnh viện.

banner ads

2. Do trẻ hấp thu dinh dưỡng kém

Một số phụ huynh thắc mắc không hiểu tại sao con họ ăn rất nhiều mà vẫn bị thiếu chất. Nguyên nhân là do chế độ ăn của bé không đa dạng, bé ăn nhiều nhưng chỉ ăn những thứ mình thích hoặc ăn quá nhanh khiến dạ dày không thể hấp thu hết các dưỡng chất. Nên dẫn đến tình trạng thiếu chất. Khi thiếu chất da trẻ sẽ bị tím tái và xanh xao.

3. Thiếu máu do thiếu sắt

Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thường bị thâm quầng mắt

Trẻ thiếu máu do thiếu sắt da sẽ xuất hiện những vết thâm tím, rõ nhất là ở đôi mắt. Vì thế khi trẻ có dấu hiệu này nên đưa bé đi khám để các bác sĩ kê đơn uống bổ sung sắt kịp thời.

4. Do thiếu ngủ

Thiếu ngủ là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị thâm quầng mắt. Theo đó mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc với trẻ dưới 10 tuổi thời gian ngủ tối thiểu là 9 giờ/ngày. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài mẹ nên xem lại chế độ ăn của bé, sắp xếp lại phòng ngủ. Khi cần thiết nên cho trẻ đi khám để được tư vấn điều trị sớm, mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

5. Do yếu tố di truyền

Nếu cha mẹ có tiền sử bị thâm quầng mắt thì có thể trẻ lây từ cha mẹ. Điều này không đáng lo và cũng không cần uống thuốc chỉ cần bổ sung cho bé thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết khác là được. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học và hợp lý.

6. Trẻ bị giun sán

Một số trẻ bị thâm quầng mắt được cho là có thể bị giun sán. Do vậy mẹ nên chú ý tẩy giun sán cho bé theo định kỳ và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

7. Do căng thẳng mệt mỏi

Căng thẳng mệt mỏi dễ khiến trẻ bị thâm quầng mắt

Trẻ phải chịu áp lực học hành căng thẳng cũng khiến bé dễ bị thâm quầng mắt.

8. Do trẻ bị suy thận

Thận bị suy yếu khiến cho mắt bị thiếu tinh khí, bị mất thần nên xuất hiện những quầng thâm. Trong trường hợp này mẹ nên bổ sung thêm canxi cho bé, cho trẻ ăn canh xương, đậu xanh…

9. Biểu hiện của bệnh gan

Nếu trên khuôn mặt bé xuất hiện quầng thâm màu nâu thẫm thì đây là biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính. Vết quầng thâm xuất hiện là do chức năng gan bị suy giảm hoặc phù gan gây ra.

Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đi bệnh viện để điều trị. Đi đôi với đó nên bổ sung protein cho bé, cho trẻ ăn nhiều thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.

10. Bệnh dạ dày mãn tính

Khi trên mắt trẻ xuất hiện quầng thâm màu hơi sẫm, xanh dương nhạt, phạm vi rộng là biểu hiện của bệnh dạ dày mãn tính.

Khi trẻ có dấu hiệu trên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm. Ngoài ra nên xây dựng chế độ ăn khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ.

11. Do dị ứng hoặc chàm eczema

Dị ứng hoặc chàm đều là nguyên nhân làm mắt trẻ bị thâm quầng

Trẻ bị ứng hoặc bị chàm eczema đều xuất hiện quầng thâm ở mắt.

12. Do thuốc gây ra

Một số thuốc trị bệnh của bé có thể làm giãn nở mạch máu khiến vùng da dưới mắt bị sẫm màu.

Yetre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 2 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI