5 xét nghiệm trước khi mang thai nên tiến hành thực hiện nếu đang có kế hoạch sinh con

Xét nghiệm trước khi mang thai là một việc không phải ai cũng quan tâm đến và thường bị bỏ qua. Xét nghiệm là bước rất quan trọng giúp bạn phát hiện sớm một số bệnh có thể gặp phải trong quá trình mang thai, tránh được những điều không tốt cho mẹ bầu, giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non.

banner ads

Trước khi mang thai bạn nên khám sức khỏe tổng quát, nhất là sức khỏe sinh sản, để đảm bảo sức khỏe tốt và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình mang thai. Thông thường khi đi khám, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên làm gì và nên thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Đề cập đến các xét nghiệm chuẩn bị cho quá trình mang thai, có một số xét nghiệm phổ biến bạn cần thực hiện như đề cập dưới đây.

Xét nghiệm trước khi mang thai là một việc cần thiết
Xét nghiệm trước khi mang thai là một việc cần thiết để tránh những rủi ro bệnh tật cho cả mẹ và bé. Ảnh: Internet.

1. Xét nghiệm trước khi mang thai không thể bỏ qua xét nghiệm máu

Xét nghiệm trước khi mang thai bạn nên nghĩ đến đầu tiên đó là xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp bạn xác định được mình thuộc nhóm máu gì để dự phòng trong trường hợp cần thiết phải truyền máu. Xét nghiệm máu cũng xác định được bạn có thiếu máu hay không để bổ sung kịp thời, tránh tình trạng thiếu máu sẽ làm cho bạn thấy mệt mỏi, chóng mặt và không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

Bên cạnh đó xét nghiệm máu cũng là cách để bạn biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không và một số chức năng gan thận cũng được xác định.

xét nghiệm máu
Xét nghiệm trước khi mang thai bạn nên nghĩ đến đầu tiên đó là xét nghiệm máu. Ảnh: Internet.

2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm trước khi mang thai khoảng 3 tháng là lời khuyên các bác sỹ thường đề cập. Bạn nên xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm bệnh nhiễm trùng đường tiểu, phát hiện sớm bệnh này giúp có hướng điều trị, bởi khi gặp bệnh này sẽ không tốt khi mang thai, do nhiễm trùng đường tiểu làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm trùng thai nghén…

Xét nghiệm nước tiểu còn phát hiện các bất thường trong nước tiểu như đường, đạm, vi khuẩn và một số bệnh như viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục.

xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu cũng được liệt kê vào danh sách bắt buộc phải xét nghiệm trước mang thai. Ảnh: Internet.

3. Xét nghiệm các bệnh xã hội trước mang thai 

Xét nghiệm trước khi mang thai về các bệnh xã hội như lậu, giang mai, mào gà… các bệnh này có nguy cơ lây sang thai nhi rất cao và khi gặp các bệnh này, thai nhi sẽ gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh, thính giác và chậm phát triển trí não. Vì vậy, xét nghiệm các bệnh xã hội là việc làm cần thiết, để ngăn chặn sự lây nhiễm từ mẹ sang con.

 xét nghiệm các bệnh xã hội để ngăn chặn sự lây nhiễm từ mẹ sang con.
Xét nghiệm các bệnh xã hội để ngăn chặn sự lây nhiễm từ mẹ sang con. Ảnh: Internet

4. Xét nghiệm trước khi mang thai bao gồm cả xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý về gan có thể đề cập như viêm gan siêu vi B, viêm gan C. Viêm gan là một bệnh lây nhiễm, có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Do đó, xét nghiệm tầm soát bệnh trước khi mang thai là việc làm cần thiết.

Trước khi mang thai bạn cũng được khuyên nên chích ngừa viêm gan B, để chắc chắn hơn thì bạn cũng nên làm xét nghiệm này, để tránh cho thai nhi gặp phải những rủi ro không mong muốn. Bạn có thể làm xét nghiệm này trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

5. Xét nghiệm Rubella

Rubella là một bệnh do vi khuẩn rubella gây nên trong quá trình mang thai.  Nếu người mẹ mắc phải bệnh này thì sẽ lây truyền sang thai nhi và gây ra một số tổn thương ở mắt, tim, và não.. Với sự nguy hiểm từ bệnh như thế, chị em nên làm xét nghiệm trước khi mang thai để biết chắc rằng mình có bị bệnh hay không. Nếu không bị bệnh bạn cũng có thể chích ngừa để phòng bệnh.

Xét nghiệm rubella trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe của bạn
Xét nghiệm rubella trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe của bạn. Ảnh: Internet.

Xét nghiệm trước khi mang thai tuy phải trải qua nhiều xét nghiệm khác nhau, có vất vả và tốn thời gian một chút, nhưng nó là bước quan trọng để bạn kiểm tra sức khỏe của mình đã sẵn sàng làm mẹ hay chưa. Đây cũng là cách để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé khi mang thai. Thực tế, tùy vào sức khỏe của bạn, mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm những xét nghiệm gì, và bài viết trên chủ yếu gợi ý về một số xét nghiệm quan trọng bạn có thể tham khảo.

Thảo Nguyên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI