5 vấn đề cơ bản của thai kỳ mẹ bầu nên tìm hiểu thật kỹ

Với những mẹ mang thai lần đầu tiên sẽ có muôn vàn thứ cần phải học hỏi và tìm hiểu để có thể chăm sóc thật tốt cho bản thân. Dưới đây là 5 điều cơ bản nhất mẹ nên biết.

banner ads

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Bữa ăn truyền thống của người Việt thường nhiều cơm, ít thịt đảm bảo tiêu chí “chắc bụng” là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu thừa tinh bột nhưng lại thiếu các dưỡng chất khác.

Bốn nhóm dinh dưỡng cần được bổ sung cân bằng trong thai kỳ là tinh bột, đường, đạm và vitamin. Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung 300 - 400 calorie. Để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu tốt các dưỡng chất này mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và uống nhiều nước nhé.

18268-a56.jpg
Bữa ăn khoa học giúp mẹ bầu khỏe mạnh.

Nếu nhận thấy các bữa ăn của mình không đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được uống các viên bổ sung vitamin và khoáng chất. Việc uống bổ sung này cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của y bác sĩ vì sự thiếu hay thừa đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

2. Biết cách đề phòng và ứng phó với các biến chứng thai kỳ

9 tháng thai kỳ sẽ trải qua với nhiều rủi ro có thể. Đó có thể là vấn đề từ bên trong cơ thể mẹ, cũng có khi là những rắc rối phát sinh từ bên ngoài. Do đó mẹ bầu nên tìm hiểu về các nguy cơ có thể gặp trong thai kỳ cũng như biết cách ứng phó. Dưới đây là một số nguy cơ:

Nhau thai bám thấp

Có khoảng 5% thai phụ bị nhau thai bám thấp. Lúc này bác sĩ sẽ xem xét và đề nghị mẹ đẻ mổ để tránh mất máu quá nhiều và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ

Có từ 3% đến 8% mẹ bầu mắc bị tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường xuất hiện từ tuần thứ 22 đến 28 và sẽ thuyên giảm hoặc hết hẳn sau khi mẹ sinh. Tuy vậy, có một số trường hợp bệnh trong thai kỳ cần được kiểm soát để tránh kéo theo các bệnh lý nguy hiểm khác như tiền sản giật. Lúc này, mẹ nên hạ đường huyết bằng cách hạn chế ăn ngọt, tinh bột, tăng cường rau xanh, hoa quả. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể phải kê đơn bổ sung insulin cho mẹ nếu xét thấy cần thiết.

Tiền sản giật

Có đến 10% các bà mẹ mang thai gặp phải chứng tiền sản giật trong thai kỳ. Tiền sản giật là một bệnh lý về ngộ độc máu và phát sinh những biến chứng có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trong nhiều trường hợp bị tiền sản giật, bác sĩ thường quyết định sinh mổ để giữ mẹ tròn con vuông.

18269-a57.jpg
Những biến chứng trong thai kỳ mẹ nên biết để có thể ứng phó kịp thời.

Thiếu ối

Thiếu ối trong thai kỳ phổ biến hơn đa ối. Có khoảng 4% mẹ bầu bị thiếu ối. Nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển an toàn của bé do đó mẹ cần có những kiến thức cần thiết để nhận thấy những bất thường cũng như cách chăm sóc tốt cho môi trường sinh hoạt này của bé.

3. Quan hệ khi mang thai

Quan hệ khi mang thai là điều mẹ có thể làm nếu sức khỏe thai kỳ ổn định. Thế nhưng, mẹ cần biết những trường hợp nào cần tránh “yêu” để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, những động tác “yêu” khi mang thai cũng cần được mẹ chú ý tránh động chạm kích thích, va chạm mạnh hay chèn ép...

4. Vận động khi mang thai

Những bài tập thể dục khi bầu bí là cần thiết để mẹ bầu nâng cao sức khỏe. Một số môn thể thao phù hợp với mẹ bầu như yoga, đi bộ, bơi lội, thậm chí là khiêu vũ trong những tháng đầu. Mẹ bầu cần tìm hiểu để lựa chọn được môn yêu thích và phù hợp cho mình.

5. Lưu ý sức khỏe

18271-1-van-dong.jpg

Mẹ nên quan tâm đến chế độ vận động trong thai kỳ.

Vấn đề sức khỏe trong thai kỳ là điều mà mẹ bầu phải luôn chú ý. Hệ miễn dịch giảm, cơ thể dễ bị tổn thương hơn bình thường, tâm lý trở nên nhạy cảm... là những điều rất dễ khiến mẹ mắc các bệnh từ sinh lý đến tâm lý.

Khi sức khỏe mẹ bầu không tốt thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, tìm hiểu cách chăm sóc bản thân, phòng tránh bệnh tật, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tấn công cơ thể là điều mà mẹ bầu nhất định phải "đầu tư".

Khi phát hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bất thường của cơ thể mẹ nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị triệt để. Với các bệnh ở vùng kín, một số mẹ bầu có thể ngại đi khám, nhưng sự thay đổi của cơ thể mẹ rất dễ khiến khu vực nhạy cảm này mắc bệnh, do đó đừng e ngại gì khi đi chữa trị nhé. Mẹ hãy luôn nhớ rằng sức khỏe mẹ trong thời gian mang thai rất quan trọng với bé đấy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI