5 lưu ý vàng dành cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ thay răng

(Yeutre.vn) Cái răng cái tóc là góc con người. Với trẻ cũng vậy, nếu ba mẹ không quan tâm chăm sóc răng cho bé thật tốt, đặc biệt trong giai đoạn thay răng, chắc chắn sau này trẻ không thể có hàm răng khỏe đẹp, tự tin.

banner ads

3805-thay-rang-1.jpg

Quan tâm, chăm sóc răng từ nhỏ sẽ giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp khi lớn lên.

Cùng Yeutre.vn khám phá những lưu ý vàng dưới đây khi con yêu bắt đầu thay răng ba mẹ nhé!

1. Lưu ý thời điểm

Thông thường, thời điểm trẻ bắt đầu thay răng là khi trẻ bước vào độ tuổi 6 – 7, cùng thời điểm này kích cỡ hàm cũng phát triển mạnh mẽ, đủ chỗ cho những chiếc răng có kích cỡ lớn hơn mọc lên thay thế. Chiếc răng đầu tiên bị thay thế thường là hai chiếc răng cửa ở hàm dưới, tiếp đó là 2 chiếc răng cửa ở hàm trên và tiếp nữa là những chiếc răng bên cạnh.

banner ads

Với trường hợp trẻ thay răng sớm hơn, có thể nguyên nhân là do trẻ bị sâu, sún răng hoặc do gặp phải rắc rối khác về răng miệng. Trong trường hợp này, ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám răng để nhận được những lời khuyên và tư vấn hữu ích tư bác sĩ nha.

2. Vệ sinh răng miệng

Giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng, những chiếc răng mới mọc lên cũng là những chiếc răng vĩnh viễn sẽ theo trẻ suốt đời. Do vậy, chúng cần phải được chăm sóc, vệ sinh kỹ để luôn chắc khỏe, giúp trẻ có sức nhai tốt và cả đảm bảo tính thẩm mỹ. Ba mẹ nên giúp trẻ hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng tốt, vừa giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp vừa loại trừ nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến răng miệng. Đó là ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng, một ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần hoặc sau mỗi bữa ăn.

Đồng thời, để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe, không bị sâu răng, các nha sĩ khuyên ba mẹ nên chọn những mua kem có chứa thành phần florua cho trẻ sử dụng.

3. Dinh dưỡng cho trẻ thay răng

6040-1379667023-6d2c05ac0dadb69fbd793d7ed5eca932.jpg

Cho trẻ ăn những thực phẩm chứ nhiều canxi để giúp hàm răng phát triển khỏe mạnh.

Điều này vô cùng quan trọng, bởi khi được bổ sung canxi và các dưỡng chất thiết yếu thì quá trình mọc răng của bé sẽ diễn ra nhanh hơn.

Theo đó, các nha sĩ khuyên ba mẹ không nên cho trẻ ăn thực phẩm cứng, những thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ngọt hoặc những thức ăn quá nóng - quá lạnh vì chúng ảnh hưởng không tốt tới men răng trẻ. Thay vào đó, việc ăn những thực phẩm mềm sẽ giúp trẻ dễ nhai và ăn ngon miệng hơn...

4. Khuyến khích trẻ nhai

Một số trẻ khi thay răng thường không thích nhai thức ăn mà hay ngậm lại trong miệng. Việc lười nhai sẽ khiến răng mọc không đều, nhiều trường hợp răng mọc chênh nhau tạo ra sự chênh lệch, thụt ra thụt vào cho cả hàm răng. Cùng với sự lớn lên về mặt tuổi tác thì những chiếc răng cũng theo đó mà phát triển, nếu ngay từ khi trẻ còn nhỏ, ba mẹ không tập cho trẻ thói quen nhai đều đặn và khoa học thì sẽ không tốt. Việc nhai cơm và ăn táo trong giai đoạn hàm răng phát triển là hoàn toàn có lợi vì nó sẽ giúp bé có hàm răng thẳng hàng và sáng đẹp.

5. Cho trẻ đi khám nếu cần

3806-thay-rang-2.jpg

Khi răng trẻ phát triển không đều, ba mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để điều trị kịp thời.

Trong thời kỳ trẻ thay răng, rất có thể những chiếc răng sẽ phát triển không đều. Ví dụ, răng cửa có thể to bất thường so với những chiếc răng khác, răng mọc lệch, không đều, thưa, trẻ cảm thấy đau… Trong trường hợp này, ba mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện nha khoa để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng tới hàm răng của trẻ sau này. Cuối cùng, đừng quên đưa trẻ đến thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.

Yeutre.vn

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI