5 bài tập vận động cực tốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Có thể bạn vẫn cho rằng việc luyện tập thể dục thể thao là điều không thực sự cần thiết với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế nó đem lại nhiều hiệu quả thiết thực mà chính bạn cũng không thể ngờ đến đấy! Hãy bắt đầu cùng bé vận động với những bài tập đơn giản sau nhé!

banner ads

1. Co duỗi tay (dành cho trẻ nhỏ 1-2 tháng tuổi)

Bài tập co duỗi tay thực hiện thông qua động tác bé nắm lấy ngón tay mẹ.

Cho bé nằm ngửa trên đùi mẹ với phần đầu gần nơi đầu gối của mẹ. Dùng ngón tay trỏ của mẹ đặt vào lòng bàn tay bé. Sau đó, thật nhẹ nhàng và từ từ, mẹ rút ngón tay về phía mình. Theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ cố níu lại thật chặt và thậm chí còn có thể ngóc đầu lên. Lưu ý, chỉ để bé tập luyện hết sức nhẹ nhàng, tránh gắng kéo bé lên theo đến độ nhấc người khỏi đùi mẹ hoặc ngóc đầu lên cao hơn 3cm. Hãy lặp lại bài tập này 4-5 lần cho mỗi lần tập và thực hiện từ 1-2 lần trong ngày.

Bài tập này tuy tập trung phát triển khả năng co duỗi tay của bé nhưng cũng mang lại lợi ích cho phần cơ cổ của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng đỡ được đầu bằng cổ.

banner ads

2. Co duỗi chân (dành cho trẻ nhỏ 1-2 tháng tuổi)

Bé thực hiện bài tập co duỗi chân với mẹ.

Cũng với tư thế nằm ngửa trên đùi mẹ như trên. Nhưng thay vì tập trung vào cánh tay, lần này bạn tập trung phần cẳng chân của bé. Hãy dùng hai tay bạn nhẹ nhàng đẩy cẳng chân bé co gập vào mông. Cảm nhận phản xạ của trẻ xem có đẩy ngược lại về phía mẹ hay không. Nếu không hãy thử dùng tay cù léc lòng bàn chân bé và bắt đầu lại. Nếu bé cảm thấy run rẩy là vì trẻ sơ sinh thiếu trương lực cơ.

Bài tập này được các bác sĩ vật lý trị liệu sử dụng để giúp những đứa trẻ sơ sinh có thể vận động bằng đôi chân của mình ngay từ rất sớm.

3. Ép tay (dành cho trẻ nhỏ 1-2 tháng tuổi)

Tương tự như bài tập co duỗi tay, chỉ khác khi thực hiện bài tập ép tay, mẹ sẽ kéo nhẹ tay bé về ngực mẹ và tiếp tục đẩy ngược trở lại về ngực của bé để hoàn thành bài tập. Trường hợp bé không có phản ứng, hãy thật nhẹ nhưng cũng thật nhanh tay và dứt khoát khi thực hiện động tác đẩy trở lại. Hãy lặp lại như thế trong khoảng 2-3 lần thử đầu tiên để xem phản ứng của bé trước khi tiếp tục thực hiện bài tập ép tay.

4. Gập bụng (dành cho trẻ nhỏ 2-3 tháng tuổi)

Ảnh minh họa

Hãy dùng những chiếc gối làm điểm tựa người bé để giữ mức độ an toàn khi thực hiện bài tập này. Trước hết, hãy cho bé được ngồi đối diện với mẹ. Sau đó nhấc chân bé lên sao cho khoảng cách mặt sàn và chân khoảng 10-13cm. Giữ yên đầu gối như vậy đồng thời kéo chân về mình mẹ. Ngay khi nhận thấy bé bắt đầu nhúc nhích, hãy đặt chân bé xuống sàn và tiếp tục kéo chân để hoàn thành bài tập. Lưu ý, bài tập này chỉ thích hợp với những bé từ 2-3 tháng tuổi.

5. Tập cổ (dành cho trẻ nhỏ 2-3 tháng tuổi)

Các cơ cổ nằm đều ở hai bên cổ để giữ cố định cho cổ không gập trước hoặc ngả về sau. Trước tiên, mẹ đặt cho bé ở tư thế nằm nghiêng và dùng một chiếc gối tựa lưng cho bé. Tiếp tục, mẹ dùng một tay giữ ngực bé, tay kia đặt sau lưng bé và như thế nâng bé lên. Khi nhận thấy có người nâng toàn bộ thân mình lên, rất bản năng, các cơ ở cổ sẽ co cứng để làm nhiệm vụ nâng đỡ lấy đầu bé. Lưu ý, trong khi bé đang nằm tư thế nghiêng, không cần bạn phải dùng tay đỡ đầu vì chính phần vai sẽ đảm nhiệm vai trò này. Mặc dầu vậy, ngay khi thấy đầu bé có dấu hiệu lắc không vững, phải ngay lập tức đặt bé xuống.

Nếu tập luyện đều đặn bài tập này từ 2-3 lần trong ngày, bé sẽ mau chóng dùng được cổ để nâng đỡ đầu một cách vững chắc hơn.

Lưu ý, nếu chọn thời điểm tập là buổi tối, mẹ nên tập trước giờ ngủ khoảng 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cả 5 bài tập trên đây đều được các chuyên gia vật lý trị liệu khuyên bạn nên áp dụng tại nhà nhằm đem lại lợi ích sức khỏe cho bé. Vì thế, bạn có thể an tâm dùng chúng để luyện tập các cơ thật khỏe mạnh cho bé yêu nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI