1. Vùng ngực
Ngực có sự thay đổi rõ rệt nhất. Ngoài sự gia tăng kích thước, núi đôi còn đổi màu sậm hơn và trở nên căng đau. Điều này xảy ra là do sự phát triển các tuyến sữa chuẩn bị để bạn cho con bú sau sinh.
Ngực của mẹ thường lớn hơn bình thường rất nhiều để chuẩn bị nguồn sữa cho con sau sinh.
Việc bỏ bê vùng ngực khi mang thai có thể khiến bộ ngực trở nên xấu hơn và còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ sau khi sinh. Do đó, mẹ nên vệ sinh vùng ngực nhẹ nhàng bằng cách lau rửa bằng nước ấm. Việc chà xát hay kéo mạnh đầu ngực có thể gây ra các cơn co thắt tử cung làm gia tăng nguy cơ sẩy thai vào những tháng đầu nếu thai nhi không khỏe mạnh.
Ngoài ra, việc chọn áo lót khi mang thai cũng cần được chú trọng về độ co giãn và thấm hút để mang lại cảm giác thoải mái nhất cho mẹ bầu.
2. Vùng rốn
Rốn mẹ là nơi có mối liên kết trực tiếp với bé. Do đó việc tránh nhiễm trùng ở khu vực này là vô cùng quan trọng. Vào những tháng cuối thai kỳ, khi bụng mẹ lớn lên thì rốn cùng lồi ra ngoài. Lúc này mẹ có thể dùng tăm bông để lau chùi rốn nhẹ nhàng, không nên mạnh tay có thể dẫn đến tổn thương.
Mẹ bầu cần tránh để viêm nhiễm vùng rốn.
3. Vùng nách
Thường nách của thai phụ sẽ trở nên sẫm màu hơn và ra nhiều mồ hôi. Nếu bạn có mùi hôi nách thì có thể lúc này bạn sẽ cảm thấy cơ thể ít thơm tho hơn. Nguyên nhân là sự gia tăng các sắc tố da và sự hoạt động của các tuyến bài tiết mồ hôi.
Bạn nên lau tắm cơ thể thường xuyên, đặc biệt là vào những ngày nóng. Nhưng cần lưu ý không nên dùng nước quá nóng để vệ sinh khu vực này vì có thể gây ra những tổn thương do đây là vùng da nhạy cảm. Xà phòng tắm và chanh lúc này sẽ là những trợ thủ đắc lực để bạn đánh bay mùi hôi và lưu lại mùi thơm mát.
Sau khi sinh vùng da này cũng lấy lại được màu sắc vốn có của nó.
4. Vùng kín
Vùng kín của phụ nữ mang thai là khu vực dễ viêm nhiễm nhất trên cơ thể, do dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn mức bình thường bởi những thay đổi của cơ thể khi mang bầu.
Đặc biệt nếu mẹ bị viêm nhiễm âm đạo sẽ gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cả về dị tật thai nhi, sinh non và sẩy thai.
Giữ vệ sinh vùng kín khi mang thai để tránh các bệnh viêm nhiễm gây hại đến thai nhi.
Do đó, mẹ bầu cần phải giữ vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng cách không sử dụng các dung dịch vệ sinh có chứa hương liệu dễ gây kích ứng hay có nguy cơ gây ra sự mất cân bằng độ PH âm đạo.
Việc làm sạch sau khi đi vệ sinh cùng nên được tiến hành đúng cách để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
Không nên thụt rửa âm đạo, thay đổi quần lót thường xuyên, tránh mặc quần ẩm ướt và có mùi hôi.
Nếu mẹ bầu thấy có những dầu hiệu bất thường thì nên đi khám phụ khoa để có những can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Yeutre.vn (Tổng hợp)