3 môi trường làm việc mẹ nên cân nhắc nếu gắn bó suốt thai kỳ

Làm việc cho đến ngày dự sinh là lựa chọn của hầu hết mẹ bầu có sức khỏe thai kỳ ổn định.

banner ads

Thế nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con, 3 môi trường làm việc dưới đây mẹ nên cân nhắc xem có nên "gắn bó" đến hết thai kỳ không nhé.

Môi trường làm việc an toàn: Làm việc suốt thời kỳ mang thai

Nếu mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh và môi trường làm việc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì mẹ có thể làm việc suốt cả thai kỳ. Tuy vậy, mẹ không được lơ là việc chăm sóc sức khỏe, nên cố gắng thư giãn, tranh thủ giờ nghỉ ngơi.

18396-c1.jpg
Công việc dù nhẹ nhàng an toàn nhưng mẹ cũng cần nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.

Giải lao giữa giờ làm việc là cách để mẹ bảo toàn sức khỏe cho mình. Nếu công việc duy trì ở một tư thế quá lâu, mẹ nên chuyển đổi tư thế khác hay đi dạo một vòng để giúp máu huyết lưu thông. Các động tác duỗi người cũng có tác dụng tương tự cho mẹ đấy.

Uống nhiều nước và mặc đồ thoải mái nơi công sở là cách giúp mẹ bớt mệt mỏi hay gặp các vấn đề về đường huyết.

Cuối cùng để đảm bảo sức khỏe cho công việc suốt 9 tháng mẹ bầu cần ăn uống đúng giờ với các món ăn đủ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, dù có khỏe mạnh đến đâu thì mẹ bầu cũng hãy nghỉ làm 1 đến 2 tuần trước khi sinh để cơ thể được hoàn toàn nghỉ ngơi và chuẩn bị tốt cho việc sinh nở.

Môi trường làm việc quá áp lực, vất vả: Mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi sớm

Với những công việc vất vả, áp lực rất khó để mẹ có thể gắn bó với chúng trong suốt thai kỳ. Do đó mẹ nên điều chỉnh cho phù hợp.

Các công việc như đứng quá lâu, khuân vác… có thể gây ra nguy hiểm cho thai nhi và tăng huyết áp ở mẹ. Thậm chí, những công việc gây căng thẳng thần kinh cũng không tốt cho mẹ và bé. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để xem xét mức độ phù hợp của công việc hiện tại đối với sức khỏe thai kỳ.

18394-c2.jpg
Tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn hay chuyển đổi việc là điều mẹ bầu nên làm với công việc vất vả.

Để giảm bớt áp lực công việc mẹ bầu nên nghỉ ngơi khi có thể. Với công việc vất vả, mẹ nên nhận sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, đây sẽ là sự hỗ trợ quý giá và mẹ nên tận dụng nhé. Hoặc nếu quá mệt mỏi với công việc, mẹ nên xin nghỉ phép 1 đến 2 ngày để nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động.

Cuối cùng, mẹ bầu nên từ chối tăng ca, và nếu công việc quá sức hãy đề xuất với công ty để có thể được làm ở một bộ phận nhẹ nhàng hơn.

Môi trường làm việc chứa chất độc hại: Mẹ bầu nên chuyển việc

Đây là môi trường làm việc mà mẹ bầu phải tiếp xúc với các hóa chất như chì, thủy ngân, chất phóng xạ… chúng có hại cho sức khỏe sinh sản, gây ra dị tật thai nhi hay sẩy thai. Và thường mẹ bầu nên chuyển đổi công việc này trước khi quyết định sẽ mang thai.

Các môi trường làm việc như nhà máy sản xuất con chip, nhà máy giặt ủi, nhà máy cao su, phòng mổ, buồng làm ảnh, xưởng gốm, xưởng in, xưởng đóng tàu… cũng được xếp vào nhóm độc hại. Nếu vẫn tiếp tục chọn lựa ở lại làm việc, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ thông tin về các hóa chất độc hại ở nơi làm việc, các chỉ dẫn an toàn khi phải tiếp xúc với chúng, yêu cầu thêm các thiết bị bảo hộ lao động để có thể giảm thiểu những tổn hại cho mẹ và thai nhi.

18395-c3.jpg
Với mẹ bầu làm việc ở môi trường độc hại thì nên kiểm tra sức khỏe trước cả khi mang thai.

Đồng thời lúc này mẹ bầu cũng nên trao đổi với bác sĩ về giới hạn độc hại trong công việc dựa trên bảng an toàn hóa chất trong công ty. Nếu hai vợ chồng cùng làm một chỗ thì mẹ cũng nên xem xét sức khỏe của chồng nữa nhé.

Những biến chứng trong thai kỳ mẹ bầu nên ngừng làm việc

Với những biến chứng sau thì tốt nhất mẹ bầu nên dừng làm việc hoàn toàn và an dưỡng thai kỳ.

- Mẹ có nguy cơ sinh non hay tiền sử sẩy thai.

- Mẹ bị huyết áp cao và có nguy cơ tiền sản giật.

- Mẹ có bất thường trong cơ quan sinh sản như khiếm khuyết cổ tử cung…

- Thai nhi có những bất thường trong phát triển.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI