.
Những nguồn dinh dưỡng cần thiết
Một số dưỡng chất cần được tăng cường bổ sung trong thai kỳ để giúp mẹ khỏe và thai nhi được phát triển toàn diện.
Theo đó mỗi ngày mẹ cần cung cấp khoảng 2550 kcal cho cơ thể. Mức bổ sung một số chất quan trọng khác như sau: đạm (15g/ngày), chất béo (40g/ngày), sắt (60mg), canxi (800- 1000mg), kẽm (15mg/ngày), i-ốt (175- 200mcg iốt/ngày), axit folic – vitamin B9 (300- 400mcg/ngày), vitamin B2 (1,5mg/ngày), vitamin A (600mcg/ngày), vitamin D (10mcg/ngày), vitamin C (80mg/ ngày)….
Rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho mẹ có trong trái cây.
Tránh những nguồn hóa chất độc hại
Trong thai kỳ mẹ cũng nên tránh những nguồn hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, hóa mỹ phẩm, sơn… để tránh gây tổn hại đến thai nhi.
Trong ăn uống mẹ cũng nên tránh ăn mặn vì dễ gây ra cao huyết áp. Những thực phẩm dễ gây sẩy thai như đu đủ, rau má, kem, nhân sâm… không nên xuất hiện trong thực đơn mẹ bầu.
Những triệu chứng sẽ có trong thai kỳ
Có rất nhiều triệu chứng sẽ xuất hiện trong thai kỳ của mẹ, đó là:
- Trước tiên đó là chứng ốm nghén mà biểu hiện thường khiến mẹ nôn ói, khó ăn, kén ăn. Mẹ cũng có thể thích ăn một số món nhất định nào đó, mà có khi trước đây không thích. Hoặc mẹ cũng trở nên không thể hấp thu được một số thực phẩm nào đó.
Mẹ bầu có thể bỗng dưng thèm ăn gì đó dữ dội.
Vì vậy trong thời kỳ này mẹ nên thay thế các món ăn cần thiết nhưng không thể hấp thụ được thành các món ăn tương đương để tránh suy dinh dưỡng hay béo phì.
- Nhạy cảm với mùi hương là biểu hiện khi mang thai. Mũi mẹ thường trở nên thính hơn rất nhiều và dễ dàng nhận ra các mùi hương xung quanh. Đặc tính này cũng là nguyên nhân khiến mẹ kén ăn vì mùi đồ ăn trở nên nồng hơn hết.
- Mệt mỏi và mất ngủ là triệu chứng khiến các mẹ bầu khó chịu nhất. Lời khuyên tốt nhất là mẹ nên cố gắng thư giãn và tranh thủ ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi.
- Tiểu tiện nhiều trong thai kỳ là do sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang. Để khắc phục chúng không làm phiền bạn khi đang ngủ bạn nên đi vệ sinh trước khi ngủ và đừng uống nước trước lúc lên giường.
- Mụn nhọt và các vấn đề về da khác sẽ là triệu chứng mẹ bầu cảm thấy thật phiền toái. Cách tốt nhất để đối phó chuyện này là bạn nên dùng kem dưỡng da để bảo vệ da và chờ đợi chúng quá đi. Mẹ bầu nên cẩn thận với các loại thuốc trị mụn hoặc chống nám trong thai kỳ với thành phần hóa học của nó.
- Khó thở và đau đầu là do sự trao đổi khí trong cơ thể trở nên nhiều cacbonit hơn vì có sự tham gia của em bé nữa. Hơn nữa đường huyết thấp khiến lượng máu lên não giảm cũng gây ra đau đầu trong thai kỳ. Mẹ nên hít sâu thở đều khi thấy khó thở và chườm nóng nếu bị đau đầu.
Yoga là một cách vận động giúp mẹ bầu cân bằng cơ thể.
- Sự thay đổi của lưu lượng máu cũng khiến cho niêm mạc của mẹ bầu căng phồng và gây ảnh hưởng đến thị lực. Mẹ có thể thấy khô mắt hoặc là có tầm nhìn kém hơn.
- Căng tức ngực và thay đổi xu hướng tình dục là hai vấn đề mẹ bầu sẽ luôn đối mặt. Bắt đầu từ tuần thứ 6 khi mang thai tuyến sữa của mẹ phát triển và làm ngực lớn dần lên. Trong khi đó sự gia tăng nội tiết tố và cả lượng máu tăng lên trong thai kỳ cũng khiến cho mẹ trở nên “nhiệt tình” hoặc “lạnh lùng” hơn trong chuyện “yêu”.
- Tâm trạng của mẹ cũng sẽ có những thay đổi thất thường: lúc buồn lúc vui, đôi khi lại rơi vào trạng thái chán nản và đôi lúc có thể là hoảng loạn. Sự thay đổi của nội tiết tố, những lo âu của cuộc sống cộng thêm mất ngủ, mệt mỏi khiến mẹ trở nên bất ổn. Tuy nhiên mẹ có thể điều chỉnh tâm trạng của mình bằng cách tìm sự chia sẻ từ bạn bè, người thân và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
Yeutre.vn