16 điều về nuôi con bằng sữa mẹ có thể bạn chưa biết

Nuôi con bằng sữa mẹ là một việc quá quen thuộc đối với chị em phụ nữ, kể cả những người chưa làm mẹ. Bạn chỉ cần gợi ý cụm từ “cho con bú mẹ” thì từ bà, mẹ, cô bạn thân, chị hàng xóm hay kể cả chú bán hàng cũng có thể đưa ra vài lời khuyên hoặc góp ý như hãy đắp lá bắp cải, hãy cho con bú thật sớm…

banner ads

Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là điều quá quen thuộc với chúng ta. Ảnh Internet

Dù là điều rất quen thuộc nhưng thực tế, vẫn có khá nhiều sự thật về “nhiệm vụ thần thánh” trong 16 điều chia sẻ như dưới đây, mà có thể bạn chưa được biết hết. Chúng ta hãy cùng xem đó là những điều này cụ thể như thế nào nhé, đặc biệt là những bạn sắp làm mẹ lần đầu.

1. Bạn không cần phải ăn uống như một chuyên gia dinh dưỡng

Bạn đừng cảm thấy áy náy về việc ăn thêm một chút vào bữa tối, vì cơ thể bạn cần nhiều hơn nhu cầu bình thường khoảng 500 calories một ngày để sản xuất sữa.

Bạn hãy lựa chọn ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau xanh cũng như những loại thực phẩm chứa nhiều calcium. Sữa mẹ rất giàu calcium và nếu chế độ ăn của bạn thiếu loại khoáng chất này, cơ thể sẽ lấy nguồn calcium từ kho dự trữ của bạn, việc này có thể dẫn cơ thể bạn tới tình trạng thiếu xương, loãng xương trong tương lai.

Bạn cần thêm 500 calo mỗi ngày
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần thêm khoảng 500 calo mỗi ngày nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải trở thành chuyên gia dinh dưỡng. Ảnh Internet

Ngoài ra, bạn cũng đừng phân vân việc nên ăn 3 hay chỉ 1 cái bánh ngọt vì cơ thể bạn được “thiết kế” để tạo ra nguồn sữa khỏe mạnh cho em bé. Trẻ sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng ưu tiên – “first class” từ cơ thể mẹ nên việc ăn uống lành mạnh không phải chỉ để tạo sữa chất lượng, mà nó là chìa khóa để duy trì sức khỏe và năng lượng của chính bạn. Nếu bữa ăn của bạn không đủ rau, hãy bổ sung vitamin bằng các viên uống bổ sung ngay từ trước khi sinh. Các loại vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho con bú thường giàu calcium, sắt và vitamin D hơn các loại vitamin tổng hợp thông thường.

banner ads

Bạn cũng có thể tiêu thụ một lượng cà phê hoặc trà vừa phải – khoảng 1-2 tách một ngày nếu đó là món đồ uống ưa thích và khiến bạn thấy được thư giãn khi dùng.

Mẹ sau sinh uống trà
Bạn vẫn có thể uống 1 tách trà yêu thích khi đang trong thời kỳ cho con bú. Ảnh Internet

2. Bạn có thể uống rượu một cách điều độ

Theo Julie Mennella – tiến sỹ nghiên cứu về tác dụng của rượu đối với việc tiết sữa tại Trung tâm hóa học Monell Chemical Sense có trụ sở tại Philadenphia: bạn có thể uống một chút trong thời gian cho con bú mẹ, tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận vì lượng cồn trong sữa mẹ bằng với lượng cồn trong máu của bạn.

Bạn nên đợi ít nhất 3 giờ sau khi uống rượu mới nên cho con bú. Nếu em bé của bạn cần được ăn trong khung thời gian 3 giờ đó, bạn hãy cho con bú sữa được trữ đông hoặc sữa công thức. Và, để đảm bảo việc sản xuất sữa không bị gián đoạn, bạn vẫn nên hút sữa nhưng bỏ lượng sữa có chứa cồn đó đi.

Nếu bạn gặp vấn đề trong việc tiết sữa, hãy hạn chế - tốt nhất là không – uống rượu, vì mặc dù quan niệm truyền thống cho rằng bia giúp tăng tiết sữa nhưng thực tế thì trái ngược: phụ nữ uống rượu sẽ tiết ít sữa hơn.

Mẹ sau sinh uống rượu
Bạn có thể uống rượu một cách điều độ trong thời gian cho con bú. Và nếu uống, nên đợi ít nhất 3 giờ sau mới nên cho con bú. Ảnh Internet

3. Bạn có thể cảm thấy bị chuột rút nhẹ ở bụng

Khi cho con bú, bạn có thể cảm thấy bị chuột rút nhẹ ở vùng bụng và có thể tăng lên đối với mỗi lần mang thai tiếp theo của bạn.

Nguyên nhân của tình trạng này là do hormone oxytocin – loại hormone vừa hỗ trợ tiết sữa vừa kích hoạt sự hồi phục của tử cung. Và do mỗi lần mang thai, tử cung sẽ giãn hơn nên cơn chuột rút có thể tăng lên sau mỗi thai kỳ tiếp theo của bạn. Tuy cảm giác này khá khó chịu nhưng nó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang hồi phục đúng cách.

Chuột rút vùng bụng
Bạn có thể thấy bị chuột rút nhẹ ở vùng bụng. Ảnh Internet

4. Sữa của bạn không hề giống sữa bò

Sữa của bạn sẽ không giống nhau ngày này qua ngày khác vì thành phần của sữa thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của em bé. Khi mới sinh, bạn sẽ sản xuất sữa non , loại sữa giàu kháng thể, và protein có màu trắng đục. Sau vài ngày, khi sữa về, đó sẽ là loại sứa gồm hai phần có thể tách ra nếu bạn trữ trong tử lạnh:

  • Sữa đầu dòng : lỏng, nhiều nước và có thể có màu xanh nhạt để đáp ứng nhu cầu khát của trẻ.
  • Sữa cuối dòng : chứa nhiều chất béo nên đặc hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

5. Ngực của bạn có thể bị rò rỉ (nhiều) sữa

Nguyên nhân của tình trạng rò rỉ sữa này một lần nữa do hormone oxytocin gây ra. Bạn chỉ cần nghĩ đến em bé của bạn hay thậm chí nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ khác, cơ thể bạn sẽ tiết oxytocin. Hormone này giúp gắn kết bạn và trẻ nhưng nó cũng mở “công tắc” tiết sữa khi bạn không muốn. Việc này có thể gây bất tiện cho bạn khi bạn đang ở nơi công cộng, vì vậy hãy sử dụng miếng lót thấm sữa để tránh việc bị ướt đẫm áo nhé.

Dùng miếng lót thấm sữa
Bạn có thể bị rỉ sữa, nên hãy sử dụng miếng lót thấm sữa để tránh bị ướt áo. Ảnh Internet

6. Cho con bú mẹ khiến bạn buồn ngủ

Chắc hẳn những ai nuôi con bằng sữa mẹ đã từng trải qua cảm giác liu riu buồn ngủ khi cho con bú. Hiện tượng này tiếp tục liên quan đến hormone oxytocin. Vì nó có tác dụng làm bạn cảm thấy thư giãn và dễ bị buồn ngủ. Đây là cơ chế tự chăm sóc bản thân của cơ thể bạn: nó biết rằng giấc ngủ đối với bà mẹ đang chăm con nhỏ rất quan trọng và cần thiết, do vậy cho phép bạn được ngủ để tranh thủ nghỉ ngơi cũng như lấy lại sức trong khi cho em bé bú.

7. Vấn đề tình dục sẽ trở nên hạn chế

Khi cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc giao ban trở lại, bạn sẽ phát hiện rằng quan hệ sau sinh khá khác so với trước kia. Nguyên nhân là do nồng độ estrogen thấp trong thời gian cho con bú khiến bạn bị khô âm đạo. Ngoài ra, việc chăm sóc em bé dễ khiến bạn mệt mỏi và phân tâm nên khó dành trọn sự tập trung vào cuộc vui.

Một điểm bất tiện nữa là ngực bạn rất dễ bị rò rỉ sữa nên bạn sẽ thấy không được thoải mái. Điều quan trọng là bạn cần cho chồng biết bạn muốn gì cũng như cho anh ấy biết ngực là vùng cấm – no fly zone bằng cách vẫn mặc áo ngực khi quan hệ.

Tình dục hạn chế
Vấn đề tình dục sẽ trở nên hạn chế trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Ảnh Internet

8. Việc cho con bú có thể khá nhàm chán

Trong việc chăm sóc bé sau sinh , thực tế cho con bú có thể là công việc rất nhàm chán. Vì có thể cữ bú kéo dài tới hàng giờ đồng hồ và trong những tuần đầu, bạn cần cho trẻ bú mỗi vài giờ một lần.

Bạn có thể giảm bớt sự nhàm chán bằng cách kiểm tra email hoặc làm một việc thủ công nào đó trong khi cho con bú. Tuy nhiên nên hạn chế những việc đó vào ban đêm. Vào cữ bú đêm bạn hãy cho bé ăn nhưng không bật đèn để vừa giảm kích thích đối với bé vừa giúp con định hướng ngày và đêm.

9. Việc cho con bú có thể làm bạn bị đau

Trong thời gian đầu cho con bú, bạn có thể cảm thấy đau vì núm vú bị kích thích mạnh. Tuy nhiên nếu bạn quá đau thì có thể bạn gặp vấn đề nào đó như cho con bú chưa đúng cách hoặc tắc tia sữa chẳng hạn. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn kỹ thuật cho con bú cũng như loại trừ khả năng bạn bị viêm tuyến vú.

Mẹ sau sinh gặp bác sỹ
Nếu bạn bị đau khi cho con bú, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ. Ảnh Internet

Máy hút sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau. Một số bà mẹ sử dụng máy hút sữa ở chế độ quá mạnh vì nghĩ rằng nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên đây là việc làm sai lầm vì nó sẽ khiến ngực bị đau và có thể tổn thương. Bạn hãy nhớ là mình đang hút sữa cho con chứ không phải sấy tóc. Vì vậy khi dùng máy hút sữa, bạn hãy cài đặt mức độ thấp trước và tăng dần đến khi bạn vẫn thấy thoải mái.

Sau khi hút sữa hoặc cho con bú, bạn hãy dùng các loại sản phẩm dưỡng da dành riêng cho vùng đầu vú để làm dịu da vùng này.

10. Bạn không cần phải sợ răng của con

Một số bà mẹ ngưng cho con bú vì sợ bé cắn, vì vậy họ chấm dứt việc cho bé bú mẹ ngay khi con mọc chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng trẻ không thể cắn bạn khi đang bú. Một số bé vì tò mò có thể cắn “thử” bạn sau khi đã ăn xong. Nhưng nếu bạn chú ý đến tín hiệu của bé, bạn hãy tách bé ra để tránh bị cắn. Cách xử lý này sẽ khiến bé “rút kinh nghiệm” và không lặp lại việc cắn bạn nữa.

Bé mọc răng
Bạn không cần sợ răng của con hay sợ bé cắn vì bé không cắn bạn khi đang bú. Ảnh Internet

11. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể tạm “vắng mặt” trong thời gian bạn cho con bú

Nhiều bà mẹ thích thú với lợi ích bất ngờ khi nuôi con bằng sữa mẹ đó là bạn sẽ không có kinh nguyệt (thực chất là chưa có trở lại). Nguyên nhân là do bú mẹ kích thích việc tiết Proactin – giúp ức chế chu kỳ của bạn. Nếu các bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong vòng một năm, họ sẽ không có kinh nguyệt trong trung bình 14 tháng.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng bạn vẫn có thể mang thai khi không có kinh nguyệt vì sự rụng trứng vẫn có thể diễn ra. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn một biện pháp tránh thai hiệu quả (như bao cao su hay vòng tránh thai bằng đồng, tránh các biện pháp có chứa estrogen) mà không ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của bạn.

12. Cho con bú mẹ có thể khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn

Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học California, Los Angeles, các bà mẹ cho con bú có nhiều khả năng bảo vệ quyền lợi của con mình hơn. Tuy nhiên họ lại có chỉ số huyết áp thấp hơn đáng kể so với những mẹ cho con bú bình.

Mẹ trở nên mạnh mẽ
Cho con bú mẹ có thể khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Ảnh Internet

13. Em bé của bạn chính là người điều khiển nguồn sữa

Nguồn sữa của bạn tăng hay giảm dựa vào nhu cầu của bé, vì vậy việc cho bé bú thường xuyên sẽ giúp tăng lượng sữa. “Tính năng” tiện lợi này đảm bảo răng bé sẽ được ăn đủ khi nhu cầu của con tăng lên.

Em bé cũng sẽ giúp “khởi động” việc tiết sữa của bạn. Khi cơ thể bạn nhận được tín hiệu như tiếng khóc của bé, ngực bạn sẽ bắt đầu tiết sữa. Trên thực tế, một số bà mẹ đã quay trở lại làm việc ghi âm tiếng khóc của con để kích thích việc tiết sữa và giúp họ hút được nhiều sữa hơn trong thời gian làm việc tại văn phòng.

Tiếng khóc hoặc ngay cả hình ảnh của trẻ cũng có thể làm các bà mẹ thư giãn và tiết sữa.

Em bé điều khiển nguồn sữa
Em bé của bạn chính là người điều khiển nguồn sữa. Ảnh Internet

14. Chồng bạn có thể yêu thích việc bạn cho con bú

Bạn có thể thấy mình giống như bò sữa, nhưng chồng bạn lai yêu thích việc bạn cho con bú. Họ sẽ thấy bạn bước vào vai trò mới - làm mẹ - thật gợi cảm. Anh ấy cũng sẽ không ghét trọng lượng tăng thêm của bạn đâu, vì thế bạn đừng quá lo lắng và tự ti nhé.

15. Bạn có thể không thích “công việc” mới và điều đó là bình thường

Việc tốt nhất bạn có thể làm để giúp bản thân thiết lập trải nghiệm cho con bú thành công đó là đăng ký một lớp học tiền sản . Ở đó bạn sẽ được hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết cho việc nuôi con cũng như cho bé bú mẹ.

Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có thể cho con bú một cách thuận lợi. Một số phụ nữ bị sinh non và em bé chưa thể bú mẹ ngay. Đến khi bé đủ khỏe để bú mẹ thì mẹ lại bị tắc sữa. Nhiều bà mẹ quyết định không cho con bú mẹ nhận được sự phản đối gay gắt của gia đình hoặc những người xung quanh nhưng cố để loại bỏ chúng.

Mẹ gặp khó khăn khi cho con bú
Không phải mọi bà mẹ đều cho con bú đều thuận lợi. Ảnh Internet

Tốt nhất là bất cứ ai phải đối mặt với những trở ngại khi cho con bú mẹ nên nhận được sự hỗ trợ trước khi từ bỏ. Tuy nhiên những bà mẹ cuối cùng sử dụng sữa công thức cho con cũng không nên cảm thấy có lỗi.

16. Việc cho con bú mẹ có thể mang lại cảm giác hạnh phúc trọn vẹn cho người mẹ

Một số phụ nữ cho biết họ thấy không có gì có thể so sánh với cảm giác em bé nằm thư giãn trong vòng tay của mình. Việc cho con bú làm cho phụ nữ thấy hạnh phúc và bình yên. Và sự tiết hormone prolactin, một loại hormone khác liên quan đến việc sản xuất sữa sẽ khiến bạn thấy buồn ngủ khi bạn cho con bú xong.

Mẹ hạnh phúc khi cho con bú
Việc cho con bú làm cho phụ nữ thấy hạnh phúc và bình yên. Ảnh Internet

Trong số 16 điều liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trên, bạn đã trải nghiệm bao nhiêu trong số ấy? Chắc hẳn không chỉ 1,2 điều phải không. Dù cho con bú không phải lúc nào cũng khiến bạn thấy vui vẻ hoặc thoải mái, nhưng nó là những trải nghiệm rất đáng giá. Vì, tất cả những thứ đôi khi bạn phải chịu đựng, đều góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng thiên thần bé nhỏ, cũng như mối liên hệ gắn kết của gia đình bạn.

Theo Parents

Lily Nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI