1. Luôn cho trẻ ăn sáng đều đặn
Bữa sáng rất quan trọng với sức khỏe trẻ
Bữa sáng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là với những đứa trẻ. Bạn nên duy trì thói quen cho trẻ ăn sáng mỗi ngày. Bữa sáng không quá cầu kỳ nhưng không phải vì thế mà bạn có thể bỏ qua. Bạn có thể cho bé ăn đơn giản nhưng phải có năng lượng để duy trì sức khỏe cho cơ thể.
2. Uống đủ nước
Bạn nên cho trẻ uống nước lọc, hạn chế uống nước ngọt và nên uống thêm nước trái cây để tăng cường sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt, bạn không dùng nước trái cây để thay thế nước lọc cho con. Hãy cho con uống nước lọc mỗi khi bé khát.
3. Ăn đa dạng thực phẩm nhiều màu sắc
Mỗi màu sắc trong trái cây và rau củ đều có tác động tích cực đến cơ thể của trẻ. Những màu sắc khác nhau sẽ có những tác động riêng. Vì vậy, bạn nên tập cho bé ăn nhiều loại trái cây khác nhau. Màu sắc cũng là “chiêu” để bạn dụ con bạn ăn ngoan hơn.
4. Không xem tivi khi ăn
Không nên cho trẻ vừa xem tivi vừa ăn
Khi cho con ăn, bạn tuyệt đối không cho bé xem tivi khiến bé xao lãng trong việc ăn. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn ở bàn ăn nhà bếp, nơi không đặt tivi là tốt nhất. Rất nhiều bà mẹ thường mở tivi để dụ con ăn bằng phim hoạt hình, đoạn phim quảng cáo hay ca nhạc. Cách này khiến cho bé một là ăn nhiều, hai là không chịu ăn, và tất cả đều không có lợi cho bé.
5. Lắng nghe dạ dày
Cha mẹ nên dạy trẻ cách lắng nghe dạ dày mình. Bạn nên đặt ra những câu hỏi để cho trẻ nhận biết mình đã ăn no hay chưa. “Con có thể ăn thêm nữa không?”, “Con có thể ăn thêm bánh ngọt nữa?”… Tất cả những câu hỏi đó sẽ cho trẻ nhận biết về số lượng và chất lượng. Tất nhiên, bản năng cũng có thể cho bé biết đỏi ăn khi đói và biết dừng ăn khi no. Những điều mẹ dạy thêm giúp bổ trợ bé nhận thức rõ ràng hơn.
6. Ăn vặt lành mạnh
Bạn không nên cho trẻ ăn những thức ăn vặt như khoai tây chiên, hay bánh ngọt, tránh xa nước ngọt, nước có ga hay các loại nước hoa quả đóng hộp. Thay vì những thức ăn đó, bạn nên có trẻ ăn những món ăn nhẹ, ít dinh dưỡng nhưng nhiều năng lượng như trái cây, các loại hạt không muối, sữa chua không đường…
7. Tạo thói quen ăn chậm cho trẻ
Cho trẻ ăn chậm để trẻ cảm nhận được sự no. Ăn chậm thì não mới có thời gian để ghi nhận tín hiệu từ dạ dày. Vì vậy, nên cho trẻ ăn thư thải và khi trẻ báo no thì bạn nên dừng lại, không nên thúc ép trẻ ăn quá mức.
8. Cắt giảm đường
Đối với con trẻ, bạn nên hạn chế cho bé ăn nhiều thức ăn có đường sẽ gây ra tình trạng thừa cân béo phí và bị sâu răng. Bạn nên giải thích căn kẽ để con hiểu và nên có một thực đơn rõ ràng cho trẻ. Không cho bé dùng nước ngọt có ga và ăn nhiều bim bim, loại thức ăn mà đa số trẻ con đều thích.
9. Ăn cùng gia đình
Tạo thói quen ăn uống cùng gia đình
Bạn nên cho trẻ ăn cùng gia đình, bé học được những kỹ năng trong việc ăn uống từ người lớn. Hơn nữa, việc ăn uống nhiều người sẽ tạo không khí và hứng thú cho trẻ ăn uống hơn.
10. Chú ý đến sở thích của trẻ
Vào những dịp cuối tuần, bạn nên cho trẻ đi mua sắm cùng bạn. Cho bé lựa chọn những thức ăn mà bé thích. Bé sẽ hứng thú ăn uống khi được ăn những món ăn từ tay bé chọn thực phẩm. Và đặc biệt, cho bé đi mua sắm cũng là cách cha mẹ dạy cho bé về các loại thực phẩm, về dinh dưỡng và những kiến thức có liên quan, Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác tự chủ và ý thức hơn trong việc ăn uống.
11. Không thưởng phạt bằng món ăn
Bạn không nên lấy thức ăn ra làm phần thưởng cho trẻ. Trẻ sẽ có cái nhìn lệch lạc về món ăn. Bé sẽ nghĩ chỉ có những món ăn bạn đưa ra làm phần thưởng thì mới tốt. Từ đó, sinh ra tâm lý bé kén chọn trong việc ăn uống.
12. Cho trẻ làm quen với món mới
Bạn nên tập cho trẻ ăn những món ăn mới, điều này hơi khó vì thường trẻ không chịu ăn những món ăn mà mình chưa từng ăn. Khi cho trẻ tiếp xúc món ăn mới, bạn nên giải thích để bé thấy hứng thú hoặc bạn có thể cho bé ăn lúc đói hoặc lôi kéo bé vào bếp cùng bạn, bé sẽ thích thú khi thưởng thức hơn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)