Xử lý nhanh 4 cơn đau các mẹ sau sinh thường gặp

Những giọt nước mắt đau đớn do vết rạch tầng sinh môn, sa vùng bàng quang hoặc bệnh trĩ không phải ai cũng hiểu. Chính vì vậy, điều các mẹ sau sinh mong đợi nhất là làm sao để đối phó và vượt qua tất cả những điều này một cách nhẹ nhàng nhất.

banner ads

Không phải sản phụ nào cũng đều có những cơn đau như nhau sau khi sinh. Nhưng một số sẽ phải trải qua những cơn đau sau đây:

Đau do vết rạch tầng sinh môn

46679-sau-sinh-1.jpg

Muốn giảm đau nhức do vết rạch tầng sinh môn, bạn nên ngồi trên túi nước đá trong khoảng 10 phút và lặp lại khoảng 3 lần một ngày

Vết rạch tầng sinh môn là kết quả của thủ thuật y khoa nhằm tạo điều kiện cho thai nhi lọt lòng dễ dàng hơn. Vết rạch được thực hiện ở vùng đáy chậu (vùng giữa âm đạo và hậu môn) khi đầu và vai của thai nhi cần có thêm không gian để đi ngã âm đạo của mẹ thuận lợi hơn. Cho dù vết rạch tầng sinh môn ngắn hay dài, các bà mẹ sau sinh đều phải chịu đựng những khó chịu do vết thương gây ra.

banner ads

Xử lý: Tuần đầu tiên, bạn dùng một chai xịt có chứa nước ấm để rửa sạch vết thương bất cứ khi nào bạn sử dụng nhà vệ sinh. Sau đó, hãy vỗ nhẹ, không lau và để khô tự nhiên. Muốn giảm bớt đau nhức, bạn nên ngồi trên túi nước đá trong khoảng 10 phút và lặp lại khoảng 3 lần một ngày. Nếu quá đau, bạn có thể dùng thuốc ibuprofen để giảm đau.

Gọi bác sĩ khi: Các cơn đau khó chịu sẽ giảm dần theo từng ngày. Nếu tầng sinh môn khiến bạn ngày càng đau đớn, chảy máu hoặc có mủ phải trở lại bệnh viện ngay. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các dấu hiệu khác như xuất hiện mùi hôi trong dịch tiết, vết thương sưng đỏ hoặc đau nhói khi đi tiểu. Đây đều là các dấu hiệu nhiễm trùng cần phải được xử lý ngay.

Di chứng: Phần lớn các mũi khâu sẽ chóng lành sau khoảng 2 tuần mà không kèm theo tác dụng phụ. Tuy nhiên, số ít phụ nữ hình thành mô sẹo khiến mỗi lần quan hệ có cảm giác tê hoặc đau.

Sa vùng chậu hoặc sa bàng quang

Trọng lượng của thai nhi cùng việc gắng sức trong lúc rặn đẻ có thể làm cơ bắp vùng chậu và các cơ quan lân cận bị suy yếu. Đây là điều mà Phó Giáo sư Kristene E. Whitmore, chuyên gia về Tiết niệu tại Đại học Drexel ở Philadelphia đã cảnh báo. Khi điều này xảy ra, một trong các cơ quan: bàng quang, tử cung, ruột hoặc cả ba có thể bị thay đổi vị trí so với bình thường. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là tiểu không tự chủ. Ngoài ra, người bị sa vùng chậu hoặc bàng quang cũng có cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu hoặc một phần sa ngoài âm đạo khi đi tiểu tiện.

Xử lý: Thăm khám phụ khoa tại các chuyên khoa Nội tiết để được điều trị dứt điểm. Phần lớn trường hợp các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đợi sau 6 tháng để điều trị tích cự với các biện pháp như vật lý trị liệu, kích điện, dùng thuốc hoặc liệu pháp hormone. Tuy nhiên một số ca bệnh đòi hỏi phải được can thiệp ngay lập tức. Nhưng dù bằng cách nào, giải pháp đầu tiên bạn phải luôn thử đó là bài tập Kegel.

Gọi bác sĩ khi: Nếu thấy có gì đó nhô ra ngoài từ âm đạo hoặc gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, bạn nên đi khám ngay.

Di chứng: Có khoảng 50 - 70 % phụ nữ sẽ khỏi trong trường sa nhẹ khi áp dụng bài tập Kegels sau khoảng sáu tháng.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở hậu môn và trực tràng. Nó hình thành do rặn quá nhiều khi bị táo bón hoặc trong quá trình rặn đẻ. Nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh sẽ cao hơn nếu trong thai kỳ đã mắc bệnh nhưng chúng có thể xảy ra với bất cứ ai. Phần lớn sản phụ đều thấy khó chịu xung quanh trực tràng khi mắc bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể nhìn thấy và sờ thấy nếu đó là trĩ ngoại.

Xử lý: Các bác sĩ có thể kê toa thuốc giúp làm mềm phân và thuốc thoa tại chỗ để giảm bớt sưng. Bên cạnh đó, họ còn khuyên bạn nên tránh bổ sung chất sắt vì nó có thể gây táo bón kéo dài và làm bệnh trĩ thêm nặng. Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng cũng rất quan trọng.

Gọi bác sĩ khi: Nếu thấy đau, ngứa dữ dội hoặc các tĩnh mạch chuyển sang màu tím và lớn hơn có nghĩa là nguy cơ tụ máu đông đã xảy ra. Vì vậy bạn nên đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Di chứng: Đa số bệnh trĩ đều có thể tự điều trị mà không cần phẫu thuật và thuốc thoa tại chỗ sẽ có tác dụng tăng tốc độ phục hồi.

Xuất huyết âm đạo

46680-sau-sinh-2.jpg

Sót nhau gây đau bụng dữ dội

Sau khi sinh, bạn sẽ bị chảy máu khi tử cung co bóp để trở lại kích thước ban đầu. Điều này rất bình thường và cần thiết. Nhưng trong vài trường hợp nhau thai có thể còn sót lại bên trong, gây đau đớn và chảy máu ồ ạt. Đôi khi, bạn cũng có thể bị chảy máu rất nhiều nếu phải làm việc quá sức hoặc hoạt động quá nhiều.

Xử lý: Nếu bạn nằm xuống, triệu chứng xuất huyết lắng xuống, đó là dấu hiệu cho biết bạn an toàn. Nhưng nếu cách thử này không có tác dụng, bạn nên báo ngay cho bác sĩ vì có thể nhau còn sót lại. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải được kích thích để tử cung giãn nở và nạo sạch.

Gọi bác sĩ khi: Nếu máu ra ướt đẫm một miếng băng trong khoảng một tiếng hoặc trong máu có các cục máu đông, bạn cần phải được chăm sóc y tế.

Di chứng: Bạn có thể bị thiếu máu và mệt mỏi vì mất máu quá nhiều. Do đó, các bác sĩ sẽ tùy tình trạng bệnh để kê toa bổ sung sắt phù hợp.

Yeutre.vn

Nguồn: BC

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI